Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Nguyễn Văn Muôn Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Bò Sữa

Ông Nguyễn Văn Muôn Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Bò Sữa
Publish date: Monday. May 19th, 2014

Nhiều nông dân đã mạnh dạn tìm kiếm cây trồng - vật nuôi mới đưa về thuần hóa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Từ đó, xây dựng thành những mô hình sản xuất cho lợi nhuận cao. Tiêu biểu như mô hình nuôi bò sữa của ông Nguyễn Văn Muôn (ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).

Ở vùng đất chuyên canh tôm - lúa như huyện Hồng Dân, chuyện trồng cỏ nuôi bò tưởng chừng là điều không tưởng, vậy mà nông dân Nguyễn Văn Muôn đã biến điều đó thành hiện thực. Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm kiếm một hướng đi mới cho kinh tế gia đình, ông Muôn đã chọn được mô hình nuôi bò sữa.

Dám nghĩ dám làm, đầu năm 2013, ông Muôn đầu tư hơn 250 triệu đồng mua bò giống ở tỉnh khác về và tự thiết kế, xây dựng chuồng trại. Hiện nay, đàn bò 10 con của ông đã hơn 1 năm tuổi và khỏe mạnh.

Ông Muôn kể: “Tôi học tập mô hình này qua sách vở, báo chí và tham quan ở các tỉnh bạn. Thấy điều kiện cũng khá thích hợp nên tôi quyết định trồng 5 công cỏ và mua bò giống về nuôi. Lúc đầu, do không thích hợp với điều kiện khí hậu và thức ăn nên bò bị sụt cân liên tục. Qua quá trình thuần hóa, bò thích nghi dần với môi trường ở địa phương. Giờ đây, sau khi nuôi hơn 1 năm, đàn bò bắt đầu sinh sản và cho lợi nhuận. Ước tính giá trị đàn bò của tôi hơn 500 triệu đồng”.

Chỉ hơn 1 năm nuôi bò sữa, ông Muôn lãi hơn 250 triệu đồng. Ông Muôn có kế hoạch bán đàn bò vào cuối năm 2014 và khi đó lợi nhuận còn có thể tăng lên. Hiện nay, ông Muôn đã thực hiện thành công cho bò sinh sản lứa đầu tiên. Trên thị trường, mỗi con bò giống có giá từ 15 - 20 triệu đồng, do vậy, nghề nuôi bò sinh sản cũng tạo được thu nhập cao cho người chăn nuôi.

Bất kỳ mô hình kinh tế nào, đầu ra sản phẩm luôn là yếu tố quyết định sự thành công. Bò là động vật tương đối dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn chủ yếu là rơm và cỏ. Với con bò, người nuôi có thể hoàn toàn yên tâm bởi đầu ra rất ổn định. Bên cạnh bán bò thịt và con giống, người nuôi còn có thể tạo nguồn thu nhập ổn định từ việc cho bò phối giống.

Mô hình nuôi bò sữa của ông Muôn thể hiện sự năng động, luôn tìm tòi, học hỏi của người nông dân.


Related news

Người Cor Thay Đổi Tập Quán Chăn Nuôi Người Cor Thay Đổi Tập Quán Chăn Nuôi

Những năm trở lại đây, thay vì thả rông trâu bò ngoài núi, người Cor ở xã Trà Giang (Trà Bồng - Quảng Ngãi) đã mạnh dạn chăn nuôi theo hình thức chuồng trại, trồng cỏ VA06 làm thức ăn cho bò. “Cũ người, mới ta”, mô hình này, bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực tại địa phương.

Friday. January 16th, 2015
Tạo Điều Kiện Thu Mua Hết Sữa Tươi Cho Nông Dân Tạo Điều Kiện Thu Mua Hết Sữa Tươi Cho Nông Dân

Trước tình trạng tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng… các DN không thu mua hết sữa cho người chăn nuôi bò sữa trong khi chất lượng sữa vẫn đảm bảo, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương sớm tháo gỡ.

Friday. January 16th, 2015
Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồng Ở Xã Kim Bình (Hòa Bình) Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồng Ở Xã Kim Bình (Hòa Bình)

Trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, hầu hết những chân ruộng một vụ ở xã Kim Bình (Kim Bôi - Hòa Bình) bỏ hoang. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, chịu khó của mình, những nông dân ở đây đã biến những chân ruộng 1 vụ thành bãi chăn thả nuôi gà mang lại giá trị kinh tế cao và tận dụng được nguồn phụ phẩm nông sản của gia đình.

Friday. January 16th, 2015
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trại Bò Giống Lai Chất Lượng Cao Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trại Bò Giống Lai Chất Lượng Cao

Nhận thấy địa bàn xã Bình Tân đất rộng, nhà thưa, ruộng lúa mênh mông… rất thuận lợi để phát triển đàn bò, năm 2012, anh quyết định đầu tư chuồng trại, mua 5 con bò giống (bò ta) về nuôi. Qua thời gian nuôi, nhận thấy hiệu quả mang lại từ giống bò này không cao do chúng vừa nhỏ con, chậm lớn, thời gian phối giống lại kéo dài (17 - 18 tháng tuổi)… anh đành chấp nhận bán chịu lỗ.

Friday. January 16th, 2015
Trở Ngại Từ Việc Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Balasa N01 Trở Ngại Từ Việc Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Balasa N01

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học Balasa N01 ở tỉnh đã được nông dân quan tâm và ứng dụng nhiều bởi lợi ích đem lại của nó. Việc sử dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi heo đã góp phần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và hiệu quả tốt đối với môi trường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải. Từ đó làm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn cho sức khỏe con người.

Friday. January 16th, 2015