Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt Cho Thu Nhập Cao
Vài năm trở lại đây, ở xã Lang Quán (Yên Sơn), mô hình trồng dưa lê siêu ngọt của gia đình ông Nguyễn Văn Ý, xóm 6 cho thu lãi 80 triệu đồng/năm.
Ông Ý cho biết, năm 2010 gia đình ông có hơn 4 sào đất trồng ngô nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên ông đã chuyển sang trồng dưa lê siêu ngọt. Giống dưa lê siêu ngọt được trồng vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 8, có đặc điểm là đầu tư ít, sinh trưởng và phát triển tốt, dễ đậu quả. Dưa ra quả có vỏ màu xanh sáng, ăn giòn, ngọt.
Trồng dưa lê siêu ngọt phải chăm sóc tỉ mỉ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình xử lý như đất được lên luống cao 30 - 35 cm, trên luống được phủ một lớp ni lông để giữ được độ ẩm trong đất, hạn chế cỏ mọc và không cho quả tiếp xúc trực tiếp với mặt đất để hạn chế sâu bọ xâm hại. Ngoài ra, cần theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, tỉa lá già, tạo độ thông thoáng… Thời gian thu hoạch nhanh, từ 45 - 50 ngày.
Nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên ngay trong đầu vụ, gia đình ông đã gặt hái được thành công. Vụ dưa tháng 4 vừa qua, gia đình ông thu được trên 25 tấn quả, với giá bán hiện nay là 13.000/kg và trừ chi phí thu về được 25 - 30 triệu đồng. Kinh nghiệm của ông Ý là trồng dưa lê trên đất cát pha thịt màu mỡ, tơi xốp và đặc biệt chủ động được nguồn nước tưới từ giếng khoan nên mỗi năm trồng gối được 3 vụ. Về đầu ra cho sản phẩm, mỗi vụ thu hoạch, thương lái khắp nơi từ Tuyên Quang, Phú Thọ… đến thu mua tại vườn.
Nhờ trồng dưa lê mà gia đình ông đã vươn lên làm giàu. Ông Mai Bảo Đăng, Phó Chủ tịch UBND xã Lang Quán cho biết, mô hình trồng dưa lê siêu ngọt của gia đình ông Nguyễn Văn Ý đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong thời gian tới sẽ nhân rộng mô hình này ra toàn xã góp phần phát triển kinh tế bền vững. Được biết, thời gian tới ông Ý có kế hoạch mở rộng diện tích trồng dưa lê lên 6 sào.
Có thể bạn quan tâm
Chăn nuôi đang là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân trong tỉnh. Để bảo vệ đàn vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh có vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, mạng lưới thú y cơ sở luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giúp chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả..
Chương trình giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao, cải thiện đời sống được các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động. Xác định, khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân để hỗ trợ cái hội viên cần, nâng cao kiến thức còn thiếu của hội viên, đưa ra kế hoạch hành động cụ thể...
Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.
Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.
Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.