Ông Nguyễn Trí An Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao
Năm 1995, ông Nguyễn Trí An ở thôn Quảng Đạt xã Đạo Nghĩa (Đắk R’lấp, Đắk Nông) đầu tư trồng 2 ha cà phê. Do chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc trồng, chăm sóc nên năng suất cà phê khi đi vào kinh doanh không ổn định, chỉ đạt 2 tấn/ ha.
Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.
Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc cũng như bón phân đúng cách, ngoài phân hữu cơ thì bón thêm phân chuồng, ghép cải tạo những cây già cỗi, năng suất thấp, hạt nhỏ với những chồi của cây hạt to, sức đề kháng cao nên năng suất dần được cải thiện.
Ông thường xuyên ủ vỏ cà phê với phân chuồng cho hoai sau đó bón vào gốc với tỷ lệ 5kg/gốc. Niên vụ cà phê 2013 – 2014, 1.200 cây cà phê của gia đình ông cho năng suất 10 tấn nhân/năm, niên vụ 2014 – 2015 dù mất mùa hơn năm trước nhưng cũng đạt khoảng 9 tấn nhân. Đây là thành quả mà nhiều năm qua ông đã vất vả tìm hiểu, học tập kinh nghiệm.
Sau nhiều mùa vụ đúc rút kinh nghiệm, ông An cho biết: Để cây cà phê đậu trái với năng suất cao thì sau khi thu hoạch, tỉa cành, tưới nước cho cây thì cần theo dõi thường xuyên, khi cây có biểu hiện rụng trái non thì phun thuốc sâu cùng với thuốc dưỡng lá với tỷ lệ phù hợp cho từng thời điểm thì mới đảm bảo sự phát triển của cây.
Related news
Gần 2 năm nay giá nghêu giống quá thấp, nên ông Trần Văn Vinh (Bảy Vinh), ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có ý tưởng tận dụng trang thiết bị có sẵn ở trại sản xuất nghêu giống để nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện XDNTM, tiêu chí môi trường tuy đã được các địa phương quan tâm thực hiện song kết quả chưa cao. Để nâng cao tỷ lệ các xã đạt tiêu chí về môi trường, nhiệm vụ đặt ra cho các ban ngành, cơ quan là cần có nhiều giải pháp, mô hình phát triển kinh tế ở nông thôn có tính khả thi như VAC (vườn, ao, chuồng).
Người dân ở các vùng được qui hoạch ngọt hóa ở một số xã tại Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) trong hơn một năm qua đã “lén lút” đào ao nuôi tôm nước mặn vì lợi nhuận từ con tôm quá mạnh mẽ. Dù chính quyền địa phương kiểm soát gắt gao nhưng họ vẫn làm cho bằng được, không ngại khó khăn, tốn kém, cản trở…
Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) nhiều gia đình đã lựa chọn mô hình nuôi ngan đen để phát triển kinh tế. Đây được đánh giá là nghề hái ra tiền bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế rất khả quan.
Ngày 5/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết vụ nuôi tôm 2013, triển khai kế hoạch nuôi năm 2014 của các tỉnh phía Bắc.