Dịch Heo Tai Xanh Gây Thiệt Hại 24 Tỷ Đồng Ở Đak Lak
Theo Chi cục Thú y: đợt dịch heo tai xanh xảy ra trên địa bàn tỉnh Đak Lak vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi. Đã có 13 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lak và Krông Bông) với 115 xã, 707 thôn, 2.287 hộ có dịch heo tai xanh.
Tổng số heo mắc bệnh 23.249 con, số chết và tiêu hủy 12.070 con (tương đương gần 413 tấn thịt hơi); tổng thiệt hại ước tính 24 tỷ đồng.
Hiện đã có 7 huyện là M’Drak, Ea H’leo, Ea Kar, Krông Buk, Cư Kuin, Krông Ana và Cư M’gar có quyết định công bố hết dịch; các địa phương còn lại đang chờ quyết định của UBND tỉnh. Nhằm giúp người dân tái sản xuất trở lại, Chi cục Thú y khuyến cáo người dân ở những nơi đã có dịch cần thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh chuồng trại, phun thuốc tiêu độc khử trùng, rải vôi trong nền chuồng, trại theo hướng dẫn và để trống chuồng trại trong vòng 60 ngày mới tiến hành tái đàn.
Ở những nơi không có dịch cần tập trung tăng đàn để kịp cung cấp thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán. Đặc biệt, người dân cần chú ý, khi mua con giống phải có nguồn gốc rõ ràng hoặc phải có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y; thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và thực hiện nghiêm quy trình phòng bệnh theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.
Hơn một tuần nay, cá dìa con có kích thước bằng hạt dưa và lớn hơn xuất hiện dày đặc tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tập trung chủ yếu tại khu vực dừa Bảy Mẫu, Thuận Tình và các bãi bồi thuộc xã Cẩm Thanh (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam).
Giá cả lên xuống bấp bênh, chi phí đầu tư cao, tốn nhiều công chăm sóc, năng suất thấp... cây ca cao đang bị nông dân nhiều nơi trong tỉnh phá bỏ để trồng những loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ngày 7/8, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Tiền Giang tổ chức thả 80 ngàn con cá sặc rằn, 20 ngàn con cá rô và mè vinh trên diện tích 1 ha thuộc 7 hộ dân ở ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Trung. Đây là mô hình nuôi luân canh cá - lúa, đối tượng sặc rằn là chính được đưa vào nuôi thí điểm ở huyện Cái Bè.
Ngày 03/4/2013, tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương-Vũ Huy Hoàng đề nghị lãnh đạo tỉnh Long An tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn cho người trồng thanh long sử dụng bóng đèn Compact chống ẩm trên cây thanh long nhằm ứng phó với tình hình thiếu điện trầm trọng hiện nay.