Ông Mấu Văn Gớ Làm Giàu Nhờ Nuôi Dê

Bằng tinh thần tự lực tự cường, nông dân Mấu Văn Gớ (50 tuổi) ở xã Phước Chiến (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) vươn lên làm giàu, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm nhờ chăn nuôi gia súc.
Năm 2003, gia đình ông Mấu Văn Gớ chuyển từ làng cũ dưới lòng hồ Sông Trâu về sinh sống tại khu tái định cư thôn Ma Trai. Khởi nghiệp từ 5 con dê bách thảo, ông Gớ biết tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có, hằng ngày chăn thả gia súc dưới những cánh rừng neem.
Ngay cả trong mùa khô hạn, đàn gia súc vẫn được đảm bảo nguồn nước uống nhờ các hồ nước ngọt trong vùng. Với bề dày kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều năm chăn nuôi, đàn dê của ông phát triển về số lượng và ngày càng nâng cao chất lượng đàn.
Hiện nay, ông Mấu Văn Gớ đang sở hữu đàn gia súc lớn nhất ở địa phương, gồm 250 con dê bách thảo và 17 con bò. Nguồn lợi chăn nuôi gia súc kết hợp với canh tác 2 ha đất rẫy, 2 ha điều giúp gia đình ông có cuộc sống no ấm, thu nhập mỗi năm trên 70 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.

Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.

Việc tham gia TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bỏ các hạn ngạch nhập khẩu... Ngành này được dự báo sẽ gặp tình cảnh “đắng nhiều hơn ngọt” do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới…

“Đặt lọp lươn xong không dám ngủ mà phải thức thâu đêm canh chừng vì sợ trộm đổ lọp của mình. Đi đến đâu là mắc võng nghỉ tại chỗ đó. Luôn cảnh giác với kẻ trộm, vậy mà chúng tôi bị dỡ lọp trước hoài…”

"Các doanh nghiệp cần hỗ trợ nhau, cố gắng vượt qua khó khăn chứ không phải là cạnh tranh thu mua mía ở vùng nguyên liệu như từng xảy ra. Có vậy, doanh nghiệp và nông dân sản xuất mía mới mong sống sót”.