Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Lê Văn Thoại khá lên nhờ trồng lúa GlobalGAP

Ông Lê Văn Thoại khá lên nhờ trồng lúa GlobalGAP
Ngày đăng: 08/05/2015

Tại đây, bà con đã hình thành HTX Nông nghiệp Mỹ Thành đạt chứng nhận GlobalGAP. HTX đã liên kết với Công ty TNHH Tân Thành bao tiêu lúa đạt chuẩn GlobalGAP cho xã viên với giá cao hơn giá thị trường 10%.

Tiêu biểu có ông Lê Văn Thoại, ngụ ấp 5, xã Mỹ Thành Nam, xã viên HTX Nông nghiệp Mỹ Thành. Ông Thoại cho biết, gia đình ông canh tác 1,1 ha đất trồng lúa. Nơi ông ở thuộc vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh, thuận lợi cho sản xuất lúa gạo bởi đất đai màu mỡ, phù hợp trồng lúa năng suất cao mỗi năm từ 2 - 3 vụ.

Từ khi tham gia làm ăn tập thể theo mô hình HTX kiểu mới, ông Thoại nhận thấy nhiều mối lợi, trong đó phấn khởi nhất là thông qua HTX được Công ty TNHH Tân Thành hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP và bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra với giá ổn định và cao hơn giá thị trường. Đây là cơ hội có một không hai bởi ngoài việc được bao tiêu, việc trồng lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP còn bảo đảm an toàn cho nông dân, an toàn cho người tiêu dùng và truy nguyên được nguồn gốc, bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Với kiến thức tích lũy được qua các cuộc tập huấn, đồng thời nhận thấy lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho người trồng lúa, ông Thoại mạnh dạn áp dụng quy trình sản xuất GlobalGAP trên toàn bộ 1,1 ha.

Tham gia mô hình, ông phải thực hiện nhiều phần việc quan trọng trong quá trình sản xuất: Ghi chép sổ sách, làm kho chứa vật tư và thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng sân phơi, khu vệ sinh, khu chứa bao bì, tủ thuốc gia đình, nơi ăn ở ngăn nắp... Bù lại, sản xuất bảo đảm tiêu chí an toàn cho sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm và doanh nghiệp bao tiêu nông sản.

Ông Thoại cho biết, đây là mô hình sản xuất rất mới mẻ nhưng cũng là con đường tất yếu mà nông dân phải hướng tới trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, cũng như ứng dụng khoa học - công nghệ cao trong xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa.

Trong vụ đông xuân năm 2013 - 2014, ông trồng giống lúa OM 7347, sản lượng thu hoạch 9,9 tấn lúa, bán với giá 6.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lãi 42 triệu đồng. Sang vụ hè thu sớm năm 2014, ông tiếp tục trồng 1,1 ha lúa OM 7347 theo tiêu chí GlobalGAP cho năng suất 6 tấn/ha, bán giá 6.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lãi 21 triệu đồng. Trong vụ hè thu chính vụ năm 2014, ông tiếp tục trồng lúa theo tiêu chí GlobalGAP, năng suất 6 tấn/ ha, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lãi 15 triệu đồng.

Trong vụ đông xuân năm 2014 - 2015, ông Thoại tiếp tục áp dụng quy trình trồng lúa kể trên và thu được kết quả phấn khởi. Trà lúa trúng mùa, đạt năng suất đến 10 tấn/ha, cao nhất từ trước đến nay. Với giá thu mua của Công ty TNHH Tân Thành bình quân 6.000 đồng/kg, ông thu lãi khoảng 44 - 45 triệu đồng. Rõ ràng, lợi nhuận cao hơn hẳn kiểu trồng lúa truyền thống theo tập quán canh tác cũ, không áp dụng khoa học - kỹ thuật mới, không được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Lãnh đạo xã Mỹ Thành Nam phấn khởi cho biết: Trong vụ đông xuân năm 2014 - 2015, HTX Nông nghiệp Mỹ Thành liên kết với Công ty TNHH Tân Thành (TP. Cần Thơ) hợp đồng với 30 hộ xã viên, tổ chức sản xuất 35 ha lúa OM 7347, tăng 3 ha so với vụ hè thu năm 2014, theo hình thức: Công ty Tân Thành cung ứng giống chất lượng tốt, quản lý về mặt kỹ thuật thâm canh theo quy trình GlobalGAP và bao tiêu sản phẩm.

Vụ này, xã viên HTX Mỹ Thành trúng mùa, đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha. Giá lúa được bao tiêu 6.000 đồng/kg, trong khi lúa thường nông dân trong vùng chỉ bán được từ 4.200 - 4.300 đồng/kg nên hầu hết bà con ai cũng bội thu.

Ông Nguyễn Văn Thảo, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cai Lậy đánh giá cao mô hình và sự nhạy bén, năng động của nông dân vùng ngập lũ Lê Văn Thoại. Ông Thoại còn tích cực quảng bá những tiến bộ khoa học mới trong thâm canh lúa cho nhiều nông dân trong xã, khuyến khích bà con cùng tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để làm giàu…


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư

Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục điều kiện sản xuất, nâng thu nhập cho người dân TĐC Huổi Lực, xã Mường Báng, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã triển khai mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng ngô lai LVN10.

28/06/2013
Trồng Thử Nghiệm Giống Nhãn Chín Muộn Trồng Thử Nghiệm Giống Nhãn Chín Muộn

Từ nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh Bắc Kạn năm 2013, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên đất dốc với giống nhãn chín muộn HTM.

19/07/2013
Hướng Làm Kinh Mới Cho Nông Dân Pú Ôn, Nà Áng Hướng Làm Kinh Mới Cho Nông Dân Pú Ôn, Nà Áng

Bằng nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã thực hiện thành công mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn cho 60 hộ nghèo của 2 thôn Pú Ôn và Nà Áng (xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa).

28/06/2013
Cây Cà Phê Đưa Bản Hua Sa B Thoát Nghèo Cây Cà Phê Đưa Bản Hua Sa B Thoát Nghèo

Trở lại bản Hua Sa B, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, chúng tôi nhận thấy sự đổi thay rõ ràng về cuộc sống ấm no đang hiện hữu. Những nương sắn, nương ngô cho thu hoạch thấp ngày xưa nay đã phủ kín màu xanh bát ngát của cây cà phê.

28/06/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Cầm An Toàn Sinh Học Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Cầm An Toàn Sinh Học

Ngày 18.7, tại Long Xuyên (An Giang), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông (Sở NNPTNT An Giang) tổ chức Diễn đàn “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học”.

19/07/2013