Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Đào Hùng Mạnh khá lên nhờ nuôi dê

Ông Đào Hùng Mạnh khá lên nhờ nuôi dê
Ngày đăng: 24/06/2015

Trong đó có ông Đào Hùng Mạnh (sinh năm 1953), ngụ ấp Cây Xanh.

Năm 1971, ông Mạnh nhập ngũ và vào Nam chiến đấu tại Trung đoàn 207, thuộc Sư 8 (Quân khu 9). Năm 1983, ông được phục viên với cấp hàm Trung úy. Sau khi xuất ngũ, ông quyết định ở lại lập nghiệp tại đây. Lúc bấy giờ cuộc sống còn nghèo, gia đình vợ cho hai vợ chồng một nền đất để ở, do không có đất sản xuất, vợ chồng ông phải làm thuê kiếm sống, cuộc sống rất khó khăn.

Sau đó, ông thuê 1.000 m2 đất, để trồng cây màu. Nhờ chí thú làm ăn, siêng năng, nên đất không phụ công người, cây trồng của ông luôn đạt năng suất và bán được giá. Chính nhờ vậy, dần dần mảnh đất mướn đã thuộc quyền sở hữu của ông.

Hơn 15 năm nay, ông chuyển sang trồng cây so đũa, dưới mương trồng rau muống, trên mặt liếp trồng cỏ voi, nhưng kinh tế chính vẫn là nuôi dê. Lúc đầu, ông mua 1 cặp dê (1 mẹ, 1 con), giá 300 ngàn đồng. Sau thời gian chăm sóc, dê đẻ nhiều dê cái, từ đó ông chọn con giống khỏe để tăng đàn. Hiện ông có 3 dãy chuồng, với 40 con lớn, nhỏ (trong số này có 20 con dê sinh sản đang độ đẻ, 2 con dê "nọc"), ông nuôi rặc giống dê Hòa Lan mặt sọc, to con. Mỗi năm, dê đẻ 2 lứa, từ 2 - 3 con, giá dê thịt dao động từ 100 - 120 ngàn đồng/kg. Dê đực nuôi khoảng 5 - 6 tháng là bán, trọng lượng đạt 30 - 40 kg/con, còn để lớn hơn thì thương lái sẽ mua giá rẻ. Còn dê cái bán giống, 75 ngày sau đẻ, trọng lượng khoảng 10 - 12 kg/con, bán giá 1,7 - 2 triệu đồng/con.

Ông Mạnh cho biết: "Mỗi năm, tôi xuất bán 70 - 80 con (vừa dê thịt và dê giống), sau khi trừ chi phí, tôi lãi trên 100 triệu đồng. Nhờ vậy, tôi mua thêm 1.200 m2 đất, với giá 180 triệu đồng, sau khi sản xuất 4 vụ màu, tôi đã thu hồi gần phân nửa tiền mua đất".

Ông Nguyễn Xuân Trương nhận xét: "Ông Mạnh từng là Đại đội trưởng, ngày xưa đánh giặc giỏi, sau khi ra quân, ở lại miền Nam lập nghiệp, lao động, sản xuất cũng giỏi. Từ một gia đình nghèo khó, nhưng ông biết chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo từ hai bàn tay trắng, cuộc sống gia đình giờ đã khá hơn, nhà cửa xây dựng khang trang, mua sắm tiện nghi đầy đủ. Nếu ông Mạnh như giữ vững đàn dê, giá ổn định như hiện nay, thì thu nhập của ông sẽ ngày càng cao..."


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Trâu, Bò Vỗ Béo Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Trâu, Bò Vỗ Béo

Thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình - Lạng Sơn) có 76 hộ đồng bào dân tộc Tày. Đời sống bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, canh tác trên đất dốc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Do đó, những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang thực hiện chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

04/03/2013
Bỏ Hoang Hơn 250ha Ruộng Bỏ Hoang Hơn 250ha Ruộng

Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.

13/08/2013
Chăn Nuôi Đang Phát Triển Mạnh Chăn Nuôi Đang Phát Triển Mạnh

Mặc dù cao su vẫn là chủ lực của kinh tế xã Long Tân, nhưng thời gian gần đây, địa phương này đang rộ lên phong trào chăn nuôi. Cũng từ đây, nhiều hộ nông dân đã khá lên nhờ những vật nuôi mà họ vẫn nghĩ không mang lại lợi nhuận cao.

14/08/2013
Tập Trung Sản Xuất Rau An Toàn Tập Trung Sản Xuất Rau An Toàn

Tại văn bản mới đây về việc “Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Sở NN-PTNT “Chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư sản xuất rau an toàn tại các vùng sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch… Chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT, Chi cục BVTV tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…”.

15/08/2013
Gần 90% Các Hộ Nuôi Trồng Thủy Sản Có Lãi Gần 90% Các Hộ Nuôi Trồng Thủy Sản Có Lãi

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền đưa vào thả nuôi 634 ha thủy sản nước lợ, 111 ha cá nước ngọt và 912 lồng cá trên phá, ven sông.

16/08/2013