Ông Đào Hùng Mạnh khá lên nhờ nuôi dê
Trong đó có ông Đào Hùng Mạnh (sinh năm 1953), ngụ ấp Cây Xanh.
Năm 1971, ông Mạnh nhập ngũ và vào Nam chiến đấu tại Trung đoàn 207, thuộc Sư 8 (Quân khu 9). Năm 1983, ông được phục viên với cấp hàm Trung úy. Sau khi xuất ngũ, ông quyết định ở lại lập nghiệp tại đây. Lúc bấy giờ cuộc sống còn nghèo, gia đình vợ cho hai vợ chồng một nền đất để ở, do không có đất sản xuất, vợ chồng ông phải làm thuê kiếm sống, cuộc sống rất khó khăn.
Sau đó, ông thuê 1.000 m2 đất, để trồng cây màu. Nhờ chí thú làm ăn, siêng năng, nên đất không phụ công người, cây trồng của ông luôn đạt năng suất và bán được giá. Chính nhờ vậy, dần dần mảnh đất mướn đã thuộc quyền sở hữu của ông.
Hơn 15 năm nay, ông chuyển sang trồng cây so đũa, dưới mương trồng rau muống, trên mặt liếp trồng cỏ voi, nhưng kinh tế chính vẫn là nuôi dê. Lúc đầu, ông mua 1 cặp dê (1 mẹ, 1 con), giá 300 ngàn đồng. Sau thời gian chăm sóc, dê đẻ nhiều dê cái, từ đó ông chọn con giống khỏe để tăng đàn. Hiện ông có 3 dãy chuồng, với 40 con lớn, nhỏ (trong số này có 20 con dê sinh sản đang độ đẻ, 2 con dê "nọc"), ông nuôi rặc giống dê Hòa Lan mặt sọc, to con. Mỗi năm, dê đẻ 2 lứa, từ 2 - 3 con, giá dê thịt dao động từ 100 - 120 ngàn đồng/kg. Dê đực nuôi khoảng 5 - 6 tháng là bán, trọng lượng đạt 30 - 40 kg/con, còn để lớn hơn thì thương lái sẽ mua giá rẻ. Còn dê cái bán giống, 75 ngày sau đẻ, trọng lượng khoảng 10 - 12 kg/con, bán giá 1,7 - 2 triệu đồng/con.
Ông Mạnh cho biết: "Mỗi năm, tôi xuất bán 70 - 80 con (vừa dê thịt và dê giống), sau khi trừ chi phí, tôi lãi trên 100 triệu đồng. Nhờ vậy, tôi mua thêm 1.200 m2 đất, với giá 180 triệu đồng, sau khi sản xuất 4 vụ màu, tôi đã thu hồi gần phân nửa tiền mua đất".
Ông Nguyễn Xuân Trương nhận xét: "Ông Mạnh từng là Đại đội trưởng, ngày xưa đánh giặc giỏi, sau khi ra quân, ở lại miền Nam lập nghiệp, lao động, sản xuất cũng giỏi. Từ một gia đình nghèo khó, nhưng ông biết chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo từ hai bàn tay trắng, cuộc sống gia đình giờ đã khá hơn, nhà cửa xây dựng khang trang, mua sắm tiện nghi đầy đủ. Nếu ông Mạnh như giữ vững đàn dê, giá ổn định như hiện nay, thì thu nhập của ông sẽ ngày càng cao..."
Related news
Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh gần đây, nhất từ khi Mỹ công nhận Việt Nam không bán chống phá giá tôm vào thị trường này. Làm cho người dân đầu tư đẩy mạnh phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến.
Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, trong năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm và các loài thủy sản nước lợ toàn huyện đạt 970 ha, bằng 99,47% kế hoạch năm, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Các diện tích nuôi tôm tập trung tại các xã khu Đông của huyện, gồm Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh gần 100 ha; nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép các đối tượng thủy sản khác (tôm, cá, cua, hàu)… theo phương thức thân thiện với môi trường 870 ha.
Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.
Tại thôn 8, xã Hòa Sơn, UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức Hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình nuôi bò nhốt thâm canh trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị có đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo 14 xã, thị trấn và đông đảo người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Krông Bông.
Gần 20 năm cần mẫn với nghề nuôi bò sữa đã giúp gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (55 tuổi), ngụ tại ấp Chánh Lộc, xã Chánh Mỹ, TP.TDM (Bình Dương) ổn định kinh tế.