Ông Lê Văn Đa Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Lợi Nhuận Khá
Ở ấp 8, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang nhiều người khen ngợi ông Lê Văn Đa nhiều năm liền xử lý sầu riêng nghịch vụ "trúng mùa, được giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.
Gia đình ông Đa có 6.000 m2 đất trồng 75 cây sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong, trong đó có 1.500 m2cây 6 năm tuổi và 4.500 m2 cây 12 năm tuổi, từ năm 2009 đến nay ông xử lý thành công sầu riêng ra hoa trái vụ khắc phục tình trạng "được mùa, thất giá".
Để sầu riêng đạt năng suất và hiệu quả bền ông chia sẻ: Trồng sầu riêng chú trọng bón nhiều phân hữu cơ tạo bộ rễ khoẻ, mật độ trồng thoáng, thường xuyên thăm vườn vào sáng sớm để phát hiện bệnh chủ động phòng trị kịp thời.
Khi cây ra đủ 3 cơi đọt mới xử lý mùa nghịch. Chủ động nguồn nước tưới tiêu, không để mực nước cao trong mương vào mùa mưa, xử lý bệnh xì mủ bằng cách tiêm thuốc vào thân, tưới gốc và phun lên cây, đặc biệt là "phòng bệnh hơn chữa bệnh".
Hàng năm, ông thu hoạch sầu riêng nghịch vụ năng suất đạt khoảng 13 tấn, thương lái đến tại vườn mua giá bình quân 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông thu lãi 300 triệu đồng, xây dựng nhà ở khang trang, đủ tiện nghi, nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.
Vụ sầu riêng nghịch năm 2014 đang trong giai đoạn tỉa trái, dự kiến thu hoạch vào khoảng tháng 10 âm lịch hứa hẹn mùa bội thu. Với những thành tích nổi bật trong sản xuất, nhiều năm liền ông đạt danh hiệu Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, gia đình văn hóa tiêu biểu ở địa phương.
Thời gian qua, nhiều nhà vườn xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ thu hoạch vài mùa thì cây bị bệnh xì mủ thân, thối gốc hoặc suy cây chết hàng loạt, nguyên nhân do không chăm sóc đúng kỹ thuật, riêng ông Đa xử lý cây ra hoa nghịch vụ năng suất đạt năm sau cao hơn năm trước, cây phát triển bình thường, những kinh nghiệm tích lũy được, ông sẵn lòng chia sẻ giúp bà con thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm
Quýt trĩu quả, đầu ra ổn định, giá cao nên nhiều gia đình vùng núi Dran có nguồn thu nhập cao trong dịp Tết.
Nhờ trồng mít, nuôi cá sạch, ông Lương Văn Tám (Tám Quýt), 63 tuổi ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) thu lời 300 triệu đồng mỗi năm.
Suốt 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá mú, anh Hưởng tự tin khẳng định mình chưa lần nào bị thất bại. Nhờ nuôi cá mú, mỗi năm gia đình anh Hưởng có thu nhập
Áp dụng cách nuôi này giảm đáng kể quy mô diện tích, dễ kiểm soát dịch bệnh, ngược lại tăng vượt trội mật độ thả nuôi.
Nông dân Võ Tuấn Tú thực hiện thành công mô hình nuôi cá chình (y học gọi là mạn lệ ngư), đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.