Ông Châu Quầy điển hình nông dân sản xuất giỏi

Gia đình ông gắn bó với nghề chăn nuôi gia súc từ nhiều năm nay. Hiện tại, gia đình ông chăn nuôi 120 con cừu, 20 con bò và 70 con dê. Cứ 2 năm 3 lứa, mỗi lứa dê và cừu đẻ từ 1 - 2 con. Ông xuất bán con đực, giữ lại con cái làm giống sinh sản, vừa thu lợi nhuận vừa duy trì, gầy dựng đàn.
Để đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho đàn gia súc, nhất là mùa nắng hạn, gia đình ông dành một phần diện tích đất sản xuất để trồng các loại cỏ chăn nuôi. Nhờ chăm sóc kỹ nên giữa mùa nắng hạn nhưng đồng cỏ vẫn phát triển tốt, cho thu hoạch đều đặn mỗi ngày. Nhờ vậy, đàn gia súc với gần 200 con các loại luôn phát triển tốt, chất lượng con giống thay đổi rõ rệt, tăng trọng lượng, đảm bảo duy trì ổn định đàn qua các năm.
Ngoài chăn nuôi, ông Châu Quầy còn canh tác 4ha lúa, đảm bảo nguồn nước tưới từ hệ thống kênh Bắc và hồ Sông Trâu, 1ha cỏ và hoa màu và nhận dịch vụ làm đất cho bà con nông dân trong vùng. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng cây trồng đảm bảo, trong đó lúa đạt trung bình 6,5 tấn/ha/vụ. Cộng dồn các khoản thu từ chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ làm đất, mỗi năm gia đình ông có thu nhập trên 200 triệu đồng, đảm bảo cuộc sống ổn định.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, trong cuộc sống thường ngày, ông Châu Quầy còn nhiệt tình giúp đỡ các hộ nông dân nghèo trong lao động, sản xuất, bằng những việc làm thiết thực như: hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, công làm đất, cho vay vốn, lúa giống… cho nhiều lượt hộ nghèo; đồng thời tạo việc làm ổn định cho 25 lao động tại địa phương. Ông Châu Quầy tâm sự: Thấu hiểu nỗi vất vả của người nghèo nên bà con nào cần trợ giúp, tôi đều cố gắng hết mình. Tuy vậy, để thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững, bà con cần có ý chí, phải biết tính toán, cân nhắc, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tìm ra hướng làm ăn mới có hiệu quả. Khi nuôi con gì, trồng cây gì phải nghiên cứu thị trường, học hỏi kinh nghiệm, chăm sóc kỹ càng… có như vậy mới tránh được thất bại và đạt được kết quả như mình mong muốn.
Bằng những nỗ lực trong lao động sản xuất, năm 2014, ông Châu Quầy được UBND tỉnh tặng Bằng khen nông dân sản xuất giỏi; năm 2015, được UBND huyện Thuận Bắc tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2014. Ông là tấm gương sáng về tinh thần chịu thương, chịu khó, nhạy bén, tìm hướng phát triển kinh tế gia đình vững chắc trên mảnh đất quê hương, xứng đáng là tấm gương sáng để bà con nông dân noi theo.
Có thể bạn quan tâm

Sau bao phen thăng trầm, nghề trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) sắp có cơ hội vươn xa hơn, bởi nơi đây lần đầu tiên vừa thí điểm thành công và được cấp chứng nhận mô hình sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn GlobalGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).

Chỉ với diện tích vài chục mét vuông, anh Võ Thành Tâm (ấp Bến Đồn, xã Hòa Lợi, Bến Cát, Bình Dương) không tận dụng để trồng rau hay hoa kiểng như nhiều người khác mà đã chọn cách nuôi rắn hổ hèo. “Ban đầu chỉ thấy người khác nuôi hiệu quả rồi làm theo nhưng không ngờ lại trở thành cái duyên của tôi đối với nghề nuôi rắn thương phẩm”, anh Tâm vui vẻ nói.

Thời gian qua, một số nông dân tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trồng rau diếp cá cho lợi nhuận khá cao. Người đầu tiên mang rau diếp cá về trồng tại xã Láng Biển là vợ chồng chị Huỳnh Ngọc Diệp.

Tuy mới chỉ được người dân xã Việt Đoàn (huyện Tiên Du - Bắc Ninh) đưa vào trồng khoảng 7 đến 8 năm nay nhưng cây bưởi Diễn đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây.

Khác với tâm trạng mong chờ, háo hức tới phiên chợ Tết như mọi năm, thời điểm này, nhiều người trồng chuối xanh ở xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín (Hà Nội) tỏ ra buồn bã vì chuối mất mùa. Nguyên nhân là do cơn bão số 8 (10/2012) đã làm gãy, đổ phần lớn diện tích chuối trên địa bàn xã.