Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ổn định kinh tế gia đình nhờ trồng nấm

Ổn định kinh tế gia đình nhờ trồng nấm
Ngày đăng: 17/07/2015

Được học nghề ở xã và chịu khó tham quan thực tế ở nhiều nơi cũng như tìm hiểu trên sách báo, anh Trần Văn Tường (ấp Hưng Hòa, xã Phú Hưng) – Tổ phó Tổ sản xuất nấm xã Phú Hưng quyết định thực hiện mô hình trồng nấm bào ngư và nấm mèo với khoảng 1.000 bịch phôi. Tuy vốn đầu tư ban đầu khá cao, bình quân 1 trại nấm từ 60 – 70 triệu đồng, nhưng chỉ sau 2 vụ có thể thu hồi vốn. Theo kinh nghiệm, muốn sản xuất nấm thành công phải tìm hiểu đặc tính của từng loại nấm, áp dụng đúng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất.

Nhờ vậy, từ một trại nấm ban đầu khoảng 1.000 bịch phôi, hiện tại gia đình anh đã phát triển lên 4.000 bịch phôi trên diện tích 165m2. Nấm bào ngư hiện từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, còn nấm mèo khô giá từ 85.000 – 100.000 đồng/kg. “Lúc trước trồng nấm còn phụ thuộc phôi nấm của các thương lái ở những nơi khác, người ta giao thì mình mới có trồng, còn không thì mình không có nguyên liệu để sản xuất. Thấy vậy, tôi đã tự tìm nguồn nguyên liệu về tự sản xuất phôi giao cho bà con tổ viên có nhu cầu”- anh Tường cho hay.

Hiện nay, nấm mèo, nấm bào ngư rất có triển vọng phát triển và mang lại nguồn lợi khá cho bà con. Điển hình như trồng nấm mèo, do thu hoạch đồng loạt nên không tốn nhiều công lao động và bảo quản cũng dễ hơn các loại nấm khác (thời gian từ lúc treo bịch phôi đến khi thu hoạch nấm khoảng 60 - 70 ngày). Người trồng chỉ cần đầu tư trại có bạt phủ xung quanh, nền đất và máy tưới nước tạo độ ẩm. Sau khi mua bịch meo đã được cấy phôi, người trồng treo lên giàn, dùng dao rạch bịch meo nhiều đường để cho nấm lên. Khi thu hoạch nên hái cả cụm, sau đó rửa sạch và phơi khô.

Cũng có để nấm tự khô trên giàn, sau đó hái sẽ tránh được tình trạng giập nát. Theo anh Tường, tổ hiện có từ 9 - 10 trại nấm, có hộ làm trại riêng để trồng, cũng có hộ tận dụng treo ở sàn nhà nhưng sản lượng thu hoạch cũng đạt từ 500 - 600 gram/cây meo nấm bào ngư, nấm mèo từ 60 - 90 gram/cây meo. Từ tháng 8, bà con sẽ chuẩn bị trồng nấm mèo và kéo dài đến đầu tháng 2 thì sẽ chuyển sang trồng nấm bào ngư. Với giá cả ổn định như hiện nay, bà con trồng hai loại nấm này thu nhập rất ổn định.

Bên cạnh đó, anh Tường đã thử nghiệm thành công việc tận dụng phụ phẩm từ việc trồng nấm bào ngư, nấm mèo để trồng nấm rơm. Bước đầu đã đem lại hiệu quả rất khả quan, vì sản lượng nấm thu hoạch tương đương trồng bằng rơm, nhưng chất lượng nấm thành phẩm trắng hơn nấm được trồng từ rơm nên giá bán ra cao hơn. “Tôi đang ấp ủ ý định mở rộng quy mô để tăng sản lượng cung cấp cho thị trường. Đồng thời, tôi sẽ trồng thêm nhiều loại nấm như nấm linh chi, nấm rơm và đặc biệt là có thể tự tạo ra meo giống để hoàn thiện các công đoạn sản xuất trọn vẹn nấm mèo. Từ đó, tăng thêm thu nhập cho gia đình, có thể cung cấp giống và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với bà con trồng nấm…”- anh Tường chia sẻ.

Anh Tường cho biết, dù hiện nay giá nấm rất ổn định và thị trường cần nhưng nguồn hàng lại khan hiếm vì các tổ viên trong tổ hợp tác phải tạm ngưng sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Giá Mì Đang Ủng Hộ Nông Dân Ở Cam Lâm (Khánh Hòa) Giá Mì Đang Ủng Hộ Nông Dân Ở Cam Lâm (Khánh Hòa)

Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.

07/03/2013
Ðể Bảo Hiểm Thủy Sản Phát Huy Hiệu Quả Ðể Bảo Hiểm Thủy Sản Phát Huy Hiệu Quả

Sau một thời gian triển khai quyết liệt, bảo hiểm (BH) cho cây lúa và vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà diễn ra khá thành công thì BH cho thủy sản lại đứng trước nhiều thách thức lớn. Ở các địa phương có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tôm, cá chết hàng loạt, người nuôi trồng đặt hy vọng nhiều vào việc đền bù nhanh chóng... lại xuất hiện thông tin có sự lợi dụng chính sách bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) để trục lợi từ phía người nuôi. Từ đó, quá trình bồi thường bị kéo dài và điều này đã trở thành lực cản trong quá trình triển khai chủ trương này trên diện rộng.

08/03/2013
Dịch Cúm Gia Cầm Bùng Phát Trở Lại Tại 5 Địa Phương Dịch Cúm Gia Cầm Bùng Phát Trở Lại Tại 5 Địa Phương

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại và đang có nguy cơ lây lan ra diện rộng.

08/03/2013
Sâu Bệnh Hoành Hành Bưởi Da Xanh: Nhà Vườn Đang Cần Nhà Khoa Học Vào Cuộc Sâu Bệnh Hoành Hành Bưởi Da Xanh: Nhà Vườn Đang Cần Nhà Khoa Học Vào Cuộc

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngoài hơn 50ha quýt đường của gần 100 hộ dân được trồng xen với cây lá dừa nước của hợp tác xã Thuận Phú (ấp Long Trị, xã Bình Phú, Càng Long) đã “ăn nên làm ra” (bình quân 01ha, nhà vườn thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm) thì địa bàn huyện Càng Long còn khoảng 200ha vườn cây có múi được trồng rải rác (chanh, bưởi, quýt, cam...các loại) ở các xã trong huyện. Đặc biệt, do những năm qua, một số trái cây: Xoài, dừa, chanh… giá không ổn định, nhà vườn Càng Long có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bưởi da xanh được chọn làm cây trồng chủ lực. Từ đó, bưởi da xanh “đứng đầu bảng” về giá (đối với cây có múi), nhưng năm nay, dịch bệnh đã tấn công mạnh, làm cho nhiều nhà vườn lúng túng, không chống chọi nổi, đang rất cần nhà khoa học vào cuộc.

10/03/2013
Bước Ngoặt Mới Cho Ngành Cá Tra Việt Nam Bước Ngoặt Mới Cho Ngành Cá Tra Việt Nam

Mới đây, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang diễn ra Hội nghị thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhiệm kỳ I (2013 - 2015). Hiệp hội ra đời vào thời điểm ngành hàng cá tra của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Song, từ người nuôi đến doanh nghiệp (DN), các nhà quản lý đều mong mỏi Hiệp hội sẽ là cầu nối vững chắc để sắp xếp, ổn định lại trật tự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng mang tính chiến lược quốc gia.

11/03/2013