Ổn Định Cuộc Sống Nhờ Trồng Màu
Xen canh cây lúa với hoa màu không còn lạ lẫm với người dân xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, bởi bà con ở đây đang rất thành công với mô hình này. Một số hộ đã chuyển hẳn từ trồng lúa sang trồng hoa màu vì lợi nhuận mà hoa màu mang lại cao hơn cây lúa gấp nhiều lần.
Diện tích trồng hoa màu của xã hiện lên đến 270 ha. Vụ mùa 2013 vừa qua, đa số bà con lợi nhuận rất cao từ cây hoa màu, nhiều hộ thu vài chục đến hàng trăm triệu đồng, đặc biệt là những tháng mùa mưa.
Mô hình trồng xen canh 1 vụ lúa, 1 vụ màu của ông Bùi Văn Định, ấp Kinh Ngang, là một điển hình. Nhờ xen canh hoa màu đã giúp ông cải thiện thu nhập, mỗi công trồng hoa màu thu về hơn 20 triệu đồng trong vụ vừa qua.
Chuyển tất cả diện tích đất từ trồng lúa sang trồng hoa màu, ông Nguyễn Trọng Phối, ấp Đòn Dong, là một điển hình. Với diện tích 6 ha đất trồng lúa trước kia, ông thử nghiệm trồng hoa màu. Thấy được lợi nhuận cao, ông mạnh dạn chuyển tất cả sang trồng hoa màu.
Chủ yếu những loại hoa màu có giá ổn định được thu mua nhiều như: hành lá, cà chua, bầu. 6 tháng mùa mưa vùa qua, cây hoa màu giúp ông thu về hơn 110 triệu đồng.
Tuy loại hình xen canh, đa canh xuất hiện từ rất lâu trên địa bàn xã, nhưng bà con ở đây vẫn chưa được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, đa số do tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Tình trạng người dân dùng phân bón và thuốc trừ sâu không đúng kỹ thuật, mỗi người sử dụng mỗi loại khác nhau, gây nên nguy cơ sâu bệnh kháng thuốc. Từ đó buộc người dân sử dụng những loại thuốc mạnh hơn, vừa lãng phí, vừa có thể ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm cho các loại nông sản.
Ngoài ra, việc nhiều thương lái thu mua ép giá, lúc thấp, lúc cao khiến đầu ra của nông sản không ổn định. Lắm lúc bà con phải bán tháo vì thời gian bảo quản của hoa màu rất ngắn.
Có thể bạn quan tâm
Tại hội thảo “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức mới đây tại TP.Hồ Chí Minh, các chuyên gia kinh tế cũng như nhà quản lý đều nhấn mạnh rằng Nhật Bản là một thị trường lớn nhưng khó tính, vì vậy trong sản xuất phải hết sức nghiêm ngặt.
Những ngày này về Hải Hậu, trên những cánh đồng sản xuất vụ đông ở các địa phương đâu đâu cũng bắt gặp không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân. Tranh thủ buộc giàn cho cà chua, bác Trịnh Văn Giang, đội 6, xã Hải Tân tâm sự: “Từ nhiều năm qua, gia đình tôi xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, bởi hiệu quả sản xuất cao gấp nhiều lần so với cấy lúa. Vụ đông năm 2013, 3 sào cà chua gia đình tôi thu lãi 12 triệu đồng.
Lâu mới có dịp trở lại Yến Mao, một vùng quê miền núi thuộc diện nghèo của huyện Thanh Thủy, thấy cảnh sắc có nhiều đổi thay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Được hỏi về nguyên nhân những thay đổi này, đồng chí Phạm Ngọc Vân, Bí thư Đảng ủy xã đánh giá: Có được sự thay da đổi thịt như Yến Mao hôm nay, trước hết nhờ tác động từ chính sách đầu tư của Nhà nước, nhất là nguồn vốn của chương trình 135, rồi vốn đầu tư hạ tầng vùng chậm lũ; cộng với đó là sự đồng tâm hiệp lực, cố gắng của lãnh đạo, bà con nhân dân.
Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.
Những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phong trào trồng rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.