Yêu Cây, Cây Cho Hàng Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm
Sở hữu gần 400 chậu cây cảnh, mỗi năm ông Lê Quang Thạo, thôn Kim Sơn, thị trấn Vôi, Bắc Giang có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Quanh năm gắn bó với đồng ruộng, làm bạn với cây lúa, cây ngô, vì say mê cây cảnh, năm 2010, ông Lê Quang Thạo đã có một quyết định mạo hiểm: Thế chấp nhà, vay ngân hàng một số tiền lớn để đầu tư vào cây cảnh. “Thú thật, giờ nghĩ lại tôi cũng thấy mình liều. Thứ tôi có trong tay lúc đó chỉ là niềm đam mê”- ông Thạo nhớ lại.
Với hơn 3 sào vườn, hiện, ông Thạo đang sở hữu gần 400 cây cảnh sanh, si, sảng, duối, tùng… Để tiết kiệm chi phí, ông lặn lội đi nhiều nơi tìm hoặc mua những cây dáng đẹp, có tiềm năng tạo ra những kiểu dáng độc đáo.
Ông tìm đọc các tài liệu về kỹ thuật cắt tỉa, tạo dáng cho cây cảnh. Chỉ 3 chậu cây đặt ngay ở lối đi vào vườn, ông Thạo cười: “Đây là cây tùng cối với các thế Thác đổ, Trực văn nhân và thế Trực hoành. Làm cây cảnh cũng như làm nghệ thuật, phải biết sáng tạo, phải biết thổi hồn cho mỗi chậu cây. Nếu cây nào cũng làm theo khuôn mẫu thì khó có thể làm ra một tác phẩm đẹp…”.
Ông còn tự tay đúc ra những chậu trồng cây cảnh theo kiểu dáng, hoa văn riêng. Tùy theo hình dáng, kích thước, giá mỗi chậu khoảng từ 50 nghìn đến 2 triệu đồng. Tính riêng thu nhập từ bán chậu, có tháng ông thu về hơn 10 triệu đồng.
Từ năm 2010 đến nay, ông đã có gần 1.000 tác phẩm cây được đem bán. Mỗi cây có giá từ 500.000 đến 3 triệu đồng, có cây bán được hàng chục triệu đồng. Ông ít khi phải mang cây ra chợ bán vì đa phần khách đều tìm đến tận nhà mua.
Tại Đại hội sinh vật cảnh huyện Lạng Giang lần thứ V vừa qua, 2 tác phẩm của ông là: Cây Me và cây Sanh cổ đã vinh dự nhận giải Vàng và Bạc.
Hiện, ông là Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị trấn Vôi; chủ nhiệm CLB Cây cảnh nghệ thuật Xương Giang và là thành viên tích cực của Diễn đàn Cây cảnh Việt Nam – Hội Bonsai Việt Nam và quốc tế.
Bà con muốn tìm hiểu kỹ thuật làm cây cảnh liên hệ với ông Thạo theo số điện thoại 0986.081399.
Có thể bạn quan tâm
Ca cao đang đứng trước “thời cơ vàng” để phát triển, khi dự báo nhu cầu sử dụng hạt tại nhiều nước phục vụ chế biến vào năm 2020 lên khoảng 1 triệu tấn. Tuy nhiên, trồng như thế nào, diện tích bao nhiêu và tiêu thụ ở đâu,… là những vấn đề đặt ra.
Theo thông tin từ một số nhà vườn trồng thanh long tại các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom (Đồng Nai), giá thanh long ruột đỏ bán tại vườn hiện dao động ở mức 15-20 ngàn đồng/kg, tăng khoảng từ 7-10 ngàn đồng/kg; thanh long ruột trắng hiện có giá từ 7-10 ngàn đồng/kg, tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg so với thời điểm giữa tháng 6-2014.
Thời gian gần đây, người dân ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của nhiều hộ dân.
Thông qua trung tâm nông nghiệp huyện, từ đầu năm đến nay, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện Đam Rông phát triển sản xuất, chăn nuôi trong các chương trình dự án lên đến trên 3,996 tỷ đồng, bao gồm: Chương trình trợ giá cây giống cà phê Robusta, sầu riêng giống mới cho người dân các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Liêng S’rônh, Rô Men, Phi Liêng, Đạ K’Nàng, với tổng kinh phí 322,5 triệu đồng;
Thôn Ánh Mai 3 (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) được nhiều người quen gọi là “Xóm Ao”. Bởi tại đây có rất nhiều nông hộ đang triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình thả cá kết hợp chăn nuôi, với khoảng 10ha diện tích ao hồ. Trong số đó có anh Nguyễn Phúc Lợi.