Ở quê giờ cái gì cũng đủ chỉ thiếu người

Nông thôn buồn hiu và vắng tiếng cười tuổi trẻ vì họ lên thành phố, họ lăn vào cuộc mưu sinh đầy gian khó, bỏ lại những ông già, bà cả với những tiếng ho sù sụ sau lưng.
Dường như làng đang “rỗng”!
Tình trạng làng đang “rỗng” đâu chỉ ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Tĩnh..., đâu đâu cũng có cảnh đầu làng, cuối xóm vắng teo.
Thỉnh thoảng tivi chiếu cảnh nông thôn mới bây giờ, ai cũng công nhận là đẹp, đường bằng bê tông thẳng tắp, hệ thống thoát nước đâu ra đấy, trẻ em mặc đẹp đến trường.
Nhưng sự sạch đẹp, khang trang kia đâu có ngăn được xu hướng ly hương.
Thanh niên lớn lên, trừ số ít vào cao đẳng, đại học, đa số đều tính chuyện lên thành phố đi làm thuê, kiếm tiền.
Những người nông dân ly quê, lên thành phố làm ăn, họ sống trong những căn nhà trọ tồi tàn, mất vệ sinh và chịu cảnh “3 không”: Không tổ chức, không họp hành, không báo đài.
Họ để con ở nhà, phó mặc cho người già hoặc người vợ trông coi.
Vắng cha, nên không ít đứa sinh hư, học hành lêu lổng...
Một năm đôi lần, họ về quê, khi thì đem theo ít tiền, khi thì mang theo chiếc tivi màn hình phẳng.
Chẳng biết đến khi về già, người nông dân không còn làm ăn lang bạt nữa, cái tivi kia có đủ bền để “hưởng thụ” không?
Đặt thực tế này bên cạnh những bản báo cáo về mức đầu tư, mức tăng trưởng kinh tế, về CNH – HĐH không ngừng tăng lên, mới thấy có điều gì đó không ổn.
Bởi “Cơ thể” của một nông thôn mới, dẫu có đẹp đến đâu, cơ sở vật chất hiện đại đến mức nào? Nhưng thực tế, còn nhiều nông dân thiếu việc làm, thu nhập thấp, không thể giàu lên trên chính mảnh đất sinh ra họ.
Đó là chưa kể, người dân ở nông thôn so với thành phố còn lắm thiệt thòi như: Đi viện, tiếp cận thị trường, tiếp cận thông tin và hưởng các dịch vụ công ích khác mà sự nghiệp đổi mới của đất nước đã đem lại.
Khi người nông dân chưa an tâm với cuộc sống ngay trên quê hương mình, khi việc làm thiếu, thì xu hướng di cư tìm việc làm vẫn còn tăng mạnh.
Khi điện, đường, trường, trạm, internet, quán ăn...
có đầy đủ là bao, nhưng miếng cơm, tấm áo vẫn còn gian nan với người nông dân thì chưa có thể nói việc xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành!
Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin Trung Quốc chính thức cấm nhập khẩu gạo qua đường tiểu ngạch từ Việt Nam, chúng tôi đã liên hệ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc và nhận được thông tin, phía Trung Quốc không ban hành văn bản nào liên quan đến vấn đề này.

Tuy đã được khuyến cáo không nên ồ ạt mà nên trồng thử nghiệm giống hồ tiêu ghép với số lượng nhỏ để kiểm tra tính hiệu quả của cây giống này nhằm hạn chế thiệt hại về kinh tế đáng tiếc có thể xảy ra nhưng nhiều hộ dân trồng tiêu ở Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn chuyển sang trồng loại cây này.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ cho biết: “5 ngày qua, bình quân mỗi ngày có từ 20 - 30 tàu câu cá ngừ đại dương của Khánh Hòa, Bình Định cập cảng. Ngư dân đánh bắt được nhiều, giá cả lại nhích lên từng ngày, nên cả chủ tàu và thuyền viên đều có thu nhập khá”.

Từ đầu tháng 8 đến nay do mưa nhiều, giá dừa uống nước giảm mạnh từ 60.000 đồng - 70.000 đồng/chục (12 trái) 2 tháng trước đây còn 18.000 đồng - 20.000 đồng/chục hiện nay. Dừa uống nước lúc cao điểm giá 90.000 đồng/chục. Có một điều đáng chú ý là dừa khô hiện nay vẫn giữ mức giá khá cao từ 60.000 - 70.000 đồng/chục.

Về mặt hàng có giá trị xuất khẩu nhiều nhất, Bộ Công thương nêu trong bảy tháng qua, tuy kim ngạch xuất khẩu máy tính linh kiện điện tử của Việt Nam sang Trung Quốc giảm 18,55% so với cùng kỳ năm 2013, nhưng đây vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường này, kim ngạch đạt 1,08 tỉ USD, cũng là mặt hàng duy nhất có kim ngạch trên 1 tỉ USD.