Ở quê giờ cái gì cũng đủ chỉ thiếu người
Nông thôn buồn hiu và vắng tiếng cười tuổi trẻ vì họ lên thành phố, họ lăn vào cuộc mưu sinh đầy gian khó, bỏ lại những ông già, bà cả với những tiếng ho sù sụ sau lưng.
Dường như làng đang “rỗng”!
Tình trạng làng đang “rỗng” đâu chỉ ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Tĩnh..., đâu đâu cũng có cảnh đầu làng, cuối xóm vắng teo.
Thỉnh thoảng tivi chiếu cảnh nông thôn mới bây giờ, ai cũng công nhận là đẹp, đường bằng bê tông thẳng tắp, hệ thống thoát nước đâu ra đấy, trẻ em mặc đẹp đến trường.
Nhưng sự sạch đẹp, khang trang kia đâu có ngăn được xu hướng ly hương.
Thanh niên lớn lên, trừ số ít vào cao đẳng, đại học, đa số đều tính chuyện lên thành phố đi làm thuê, kiếm tiền.
Những người nông dân ly quê, lên thành phố làm ăn, họ sống trong những căn nhà trọ tồi tàn, mất vệ sinh và chịu cảnh “3 không”: Không tổ chức, không họp hành, không báo đài.
Họ để con ở nhà, phó mặc cho người già hoặc người vợ trông coi.
Vắng cha, nên không ít đứa sinh hư, học hành lêu lổng...
Một năm đôi lần, họ về quê, khi thì đem theo ít tiền, khi thì mang theo chiếc tivi màn hình phẳng.
Chẳng biết đến khi về già, người nông dân không còn làm ăn lang bạt nữa, cái tivi kia có đủ bền để “hưởng thụ” không?
Đặt thực tế này bên cạnh những bản báo cáo về mức đầu tư, mức tăng trưởng kinh tế, về CNH – HĐH không ngừng tăng lên, mới thấy có điều gì đó không ổn.
Bởi “Cơ thể” của một nông thôn mới, dẫu có đẹp đến đâu, cơ sở vật chất hiện đại đến mức nào? Nhưng thực tế, còn nhiều nông dân thiếu việc làm, thu nhập thấp, không thể giàu lên trên chính mảnh đất sinh ra họ.
Đó là chưa kể, người dân ở nông thôn so với thành phố còn lắm thiệt thòi như: Đi viện, tiếp cận thị trường, tiếp cận thông tin và hưởng các dịch vụ công ích khác mà sự nghiệp đổi mới của đất nước đã đem lại.
Khi người nông dân chưa an tâm với cuộc sống ngay trên quê hương mình, khi việc làm thiếu, thì xu hướng di cư tìm việc làm vẫn còn tăng mạnh.
Khi điện, đường, trường, trạm, internet, quán ăn...
có đầy đủ là bao, nhưng miếng cơm, tấm áo vẫn còn gian nan với người nông dân thì chưa có thể nói việc xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành!
Related news
Ngày 13.8, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản số 174/TB-UBND thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng tại cuộc họp giải quyết vướng mắc trong việc giao đất cho Công ty cổ phần Thủy sản Việt - Úc.
Tiền Giang hiện có 83.083,37ha diện tích canh tác lúa. Năng suất lúa bình quân là 5,933 tấn/ha. Tình trạng độc canh cây lúa sản xuất liên tục 3 vụ/năm trong nhiều năm qua ở những vùng trọng điểm sản xuất lương thực đã trở thành tập quán của nông dân, nếu không có biện pháp quản lý thì khả năng tầng canh tác ngày một cạn kiệt dưỡng chất, sinh ra nhiều độc chất, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng về sau.
Ngày 16-8, tại TP Nha Trang, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội thảo phát triển tôm hùm bền vững tại các tỉnh miền Trung. Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, nếu không có một chương trình tổng thể cho nghề tôm hùm, nghề này sẽ mất dần vị thế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng chục ngàn hộ dân.
Quảng Ngãi sở hữu đội tàu đánh bắt cá hùng hậu vào loại nhất miền Trung. Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt hải sản luôn đi kèm với những rủi ro, tai nạn thường trực. Việc Nghị định 67 của Chính phủ triển khai có nhiều ưu đãi khi tham gia bảo hiểm cho tàu đánh bắt trên biển đã tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân an tâm bám biển, giữ vững ngư trường truyền thống. Nhiều lợi ích hướng đến ngư dân
Trong những năm gần đây, bệnh đốm trắng gây nên hiện tượng tôm chết hàng loạt tại các vùng nuôi ở nhiều địa phương, trong đó có Cà Mau. Trên địa bàn tỉnh, trong tháng 7 vừa qua bệnh cũng xuất hiện rãi rác và tăng hơn so với tháng trước. Trước tình hình đó, ngành chuyên môn đưa ra khuyến cáo phòng bệnh đốm trắng trên tôm nuôi.