Ô nhiễm cục bộ nguồn nước khiến cá chết hàng loạt
Theo kết quả kiểm tra tại hiện trường và phân tích chỉ tiêu lý-hóa nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn từ cầu Kiệu (Quận 1) đến cầu số 1 (Quận Tân Bình), Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết một số chỉ tiêu về độ pH, độ mặn, nhiệt độ nằm trong ngưỡng cho phép không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh vật.
Còn lại một số chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép có thể là nguyên nhân chính gây bất lợi cho sự phát triển bình thường của các loài thủy sinh như NH4: 1mg/l; NH3: 0,41 - 0,53mg/l; NO2: 5mg/l (ngưỡng giới hạn cho phép là NH4 dưới 1mg/l, NH3 dưới 0,3mg/l, NO2 dưới 2mg/l).
Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhận định, nguyên nhân có thể do cơn mưa lớn vào chiều ngày 17-5 làm một lượng lớn nước mưa cuốn trôi nước thải sinh hoạt ở cống, rãnh trong khu vực xuống kênh; đồng thời một lượng lớn rác thải có trên kênh (do dân cư vứt xuống) cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm cục bộ, làm các chỉ tiêu chất lượng nước trên kênh (khí độc hại NH3, NO2…) tăng vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng nghiêm trọng theo chiều hướng xấu đến đời sống sinh vật và gây nên hiện tượng cá chết trên diện rộng ở khu vực quận Tân Bình.
Related news
Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 32.666 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2013 (khai thác 16.405 tấn, tăng 7,8%; nuôi trồng 16.261 tấn, tăng 9,6%).
Theo các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện nay lượng cá sau khi đánh bắt vẫn còn phải bảo quản theo phương pháp truyền thống nên khả năng giữ lạnh thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Muốn khắc phục những hạn chế trên, cần áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.
Diện tích trồng cây thanh long đang phát triển với tốc độ nhanh, tự phát, không theo quy hoạch, đã làm phát sinh nhiều bất cập trong tổ chức, quản lý điều hành, chỉ đạo sản xuất, gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ đất trồng lúa và các loại cây trồng đặc sản truyền thống khác. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kiên quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường...
Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ nhiều chương trình xây dựng thực phẩm sạch nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Nuôi tôm hùm lồng trên biển ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, cần phải có sự quản lý và quy hoạch một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi có giá trị kinh tế cao này hướng đến sự phát triển một cách bền vững.