Nỗi Lo Tiêu Thụ Muối, Đường
Bộ NN&PTNT cho biết, nguồn cung đường năm 2012 là 1.570.000 tấn. Trong đó sản xuất năm 2012 là 1.400.000 tấn, tồn kho năm 2011 khoảng 100.000 tấn, nhập khẩu theo thỏa thuận của WTO khoảng 70.000 tấn. Tổng nhu cầu đường trong nước là 1.400.000 tấn và luân chuyển cuối năm khoảng 100.000 tấn. Như vậy, cân đối cung cầu, lượng đường tồn dư trong nước khoảng 70.000 tấn. Tuy nhiên, điều lo ngại là hàng năm lượng đường nhập lậu vào nước ta khá lớn nên lượng đường các nhà máy cung ứng ra thị trường thực tế thấp hơn nhiều. Tổng hợp lượng đường công nghiệp đã cung ứng ra thị trường, bao gồm đường các nhà máy sản xuất ra và đường nhập khẩu chính ngạch 5 năm gần đây chỉ vào khoảng 1,1 - 1,2 triệu tấn/năm. Như vậy, khả năng dư thừa đường năm 2012 sẽ cao hơn nhiều so với con số 70.000 tấn.
Tương tự với sản phẩm muối, tổng nguồn cung năm 2012 là 1.520.000 tấn, trong đó sản xuất trong nước khoảng 1.000.000 tấn, lượng muối tồn năm 2011 là 170.000 tấn, lượng muối gối vụ 150.000 tấn và muối nhập khẩu 200.000 tấn. Tổng nhu cầu muối trong năm 2012 khoảng 1.450.000 tấn. Như vậy, so sánh cân đối cung cầu, lượng muối dư tồn khoảng 70.000 tấn.
Để giảm áp lực trong lưu thông và tạo điều kiện cho các nhà máy đường thu hồi vốn phục vụ sản xuất, Bộ NN&PTNT vừa đồng ý với Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho phép xuất khẩu từ 100.000 - 150.000 tấn đường. Đồng thời, kiến nghị quy định thời gian nhập khẩu 71.000 tấn đường theo hạn ngạch bắt đầu từ tháng 6/2012 bởi từ nay đến tháng 5/2012 đang là chính vụ sản xuất đường trong nước. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo nguồn cung và ổn định giá đường trong nước, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Bộ Công Thương trình Chính phủ cho tạm trữ 200.000 tấn đường với thời gian 6 tháng. Hiện nay, giá bán đường ngoài thị trường cao hơn rất nhiều giá bán từ nhà máy. Do đó, Bộ Công Thương cần rà soát, kiểm tra hệ thống phân phối đường, có kế hoạch xây dựng, kiểm soát chuỗi phân phối, đảm bảo giá bán ổn định, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về mặt hàng muối, theo cam kết của WTO, lượng công bố hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối năm 2012 là 191.000 tấn, tăng 5%/năm theo cam kết cơ sở của năm 2007 là 150.000 tấn. Tuy nhiên, qua cân đối cung cầu trong nước và tạo điều kiện cho diêm dân tiêu thụ, Bộ NN&PTNT thống nhất với Bộ Công Thương trước mắt công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối năm 2012 là 102.000 tấn. Đặc biệt, Bộ Công Thương cần chỉ đạo các đơn vị hóa chất có nhu cầu muối công nghiệp ưu tiên sử dụng muối trong nước. Đồng thời có biện pháp quản lý lượng muối nhập khẩu về sử dụng đúng mục đích, không dùng lưu thông trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 30 năm đẩy mạnh tiến trình khai phá Đồng Tháp Mười, Tiền Giang đã thành lập huyện Tân Phước giàu các tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, xây dựng những vùng chuyên canh cây trồng hướng đến xuất khẩu: Lúa, dứa, khoai, cây lâm nghiệp...
Niên vụ mía 2014 - 2015 ở xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã khép lại. Một vụ sản xuất gặp sâu bệnh, nắng hạn đã khiến nông dân kiệt quệ. Đã vậy, nhiều nông hộ còn đang đối mặt với việc bị Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa (KSC) phạt vi phạm hợp đồng (HĐ) vì không giao đủ số lượng mía như cam kết.
Một số thương lái đang tìm mua cau non ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá cao. Theo các ngành chức năng, người dân cần cảnh giác, không nên thấy giá cao mà đốn bỏ những loại cây đặc sản của địa phương để trồng cau.
Khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất do nắng hạn kéo dài, thời gian qua, nhiều nông dân tại xã Lợi Hải (Thuận Bắc - Ninh Thuận) đã chủ động khoan giếng, lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, góp phần giảm công lao động, tăng năng suất cây trồng, ổn định cuộc sống.
Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.477 ha lúa xuân bị nhiễm rầy, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn, Mường Khương và thành phố Lào Cai.