Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Trồng Thuỷ Sản Ở Đầm Hà Phát Triển Từ Sự Đầu Tư Đúng Hướng

Nuôi Trồng Thuỷ Sản Ở Đầm Hà Phát Triển Từ Sự Đầu Tư Đúng Hướng
Ngày đăng: 27/02/2014

Trong những năm vừa qua, hoạt động thuỷ sản trên địa bàn huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) phát triển khá đa dạng và phong phú. Từ nuôi trồng thuỷ sản cho đến khai thác thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện, tạo việc làm và nâng cao đời sống của ngư dân.

Mô hình nuôi cá nước ngọt của ông Tằng Tắng Phúc (Bản Tài Lý Sáy, xã Quảng Lâm) mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

Ngay từ năm 2003, Đầm Hà đã xác định việc thúc đẩy phát triển kinh tế thuỷ sản là mục tiêu quan trọng và cần được ưu tiên đầu tư và khuyến khích phát triển. Từ năm 2004 đến năm 2007, huyện đã có chủ trương và lập quy hoạch chi tiết 3 khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung quy mô trên 270ha ở các xã Đầm Hà, Tân Bình và Đại Bình để phát triển nuôi tôm.

Từ năm 2012 đến nay, huyện cũng đã tiếp tục triển khai lập các quy hoạch lớn liên quan đến lĩnh vực phát triển ngành Thuỷ sản như: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm 2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn; đầu tư cơ sở hạ tầng cấp điện cho 3 khu nuôi tôm tập trung tại các xã Đại Bình, Tân Bình, Đầm Hà.

Đồng thời, ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân chuyển dần từ hoạt động khai thác ven bờ sang nuôi trồng thuỷ sản ven biển, nuôi lồng bè như: Hỗ trợ 30% giá giống thuỷ sản, tối đa không quá 20 triệu đồng cho một tổ chức, cá nhân; hỗ trợ dàn quạt sục khí để nuôi thuỷ sản thâm canh, có quy mô từ 2ha trở lên, tối đa không quá 30 triệu đồng/tổ chức, cá nhân...

Nhờ có sự quan tâm, đầu tư đúng hướng, hàng năm lĩnh vực thuỷ sản đã phát triển mạnh mẽ và có sự đóng góp không nhỏ vào giá trị kinh tế chung của huyện và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Theo số liệu thống kê, năm 2013, tỷ trọng ngành Thuỷ sản cao gấp 1,6 lần ngành Trồng trọt; 1,5 lần ngành Chăn nuôi; 5,5 lần ngành Lâm nghiệp. Tổng sản lượng thuỷ sản đạt khoảng 6.000 tấn (đạt 95,24% kế hoạch và bằng 111,70% so với cùng kỳ); giải quyết và tạo việc làm thường xuyên cho trên 3.000 lao động ngư nghiệp.

Được biết, theo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm 2020”, dự kiến sản lượng thuỷ sản của huyện sẽ đạt trên 13.690 tấn thuỷ sản các loại. Trong đó sản lượng nuôi trồng 11.420 tấn; khai thác 2.270 tấn; nâng tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản từ 40% hiện nay lên 50% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm cho 3.700 lao động.

Đồng thời phát triển số lượng cơ sở chế biến đạt khoảng 13 cơ sở, năng lực chế biến đạt 3.500 tấn/năm. Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà, để đạt được mục tiêu trên, huyện đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng như: Ổn định diện tích nuôi các loài cá truyền thống trên các vùng cao, vùng xa để tăng nguồn thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, đồng bào miền núi của huyện.

Đồng thời đổi mới cơ cấu các đối tượng nuôi như các giống thuỷ đặc sản (lươn, ếch, ba ba, tôm càng xanh, rô phi… ) để nâng cao giá trị kinh tế. Đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển nuôi các đối tượng thuỷ sản có giá trị theo hướng tập trung, thâm canh và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để sản phẩm đảm bảo chất lượng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản ven biển của huyện, trên cơ sở cơ cấu lại tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với nguồn lợi hải sản. Xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá để khắc phục sự nhỏ lẻ, phân tán hướng dần tới đồng bộ có quy mô...

Hy vọng rằng, từ những tiềm năng lợi thế sẵn có cùng với những quyết tâm và giải pháp đồng bộ của chính quyền địa phương, ngành nuôi trồng thuỷ sản của Đầm Hà sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần giảm nghèo bền vững và mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Lợn Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Lợn

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y.

22/01/2014
Nghiên Cứu Kỹ Thuật Xây Dựng Nhà Yến Và Hoàn Thiện Quy Trình Nuôi Chim Yến Trong Nhà Nghiên Cứu Kỹ Thuật Xây Dựng Nhà Yến Và Hoàn Thiện Quy Trình Nuôi Chim Yến Trong Nhà

Ngày 20-1, Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu loại xuất sắc đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà”. Đề tài do Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa làm chủ nhiệm.

22/01/2014
Tỷ Lệ Nông Dân Tham Gia Bảo Hiểm Cây Lúa Còn Thấp Tỷ Lệ Nông Dân Tham Gia Bảo Hiểm Cây Lúa Còn Thấp

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo thí điểm nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, qua 3 năm thực hiện thí điểm chương trình bảo hiểm trên cây lúa tại 3 huyện: Tân Hồng, Tháp Mười, Châu Thành đã đạt được một số kết quả bước đầu.

22/01/2014
Diện Tích Khoai Lang Giảm Hơn 14% Diện Tích Khoai Lang Giảm Hơn 14%

Để tránh bị ép giá, những vụ gần đây ngành nông nghiệp đã khuyến cáo nông dân trồng rải vụ và sử dụng nhiều loại giống. Trong năm, giá khoai lang tím Nhật đã tăng trở lại, trung bình từ 710.000- 825.000 đ/tạ (60kg), lợi nhuận từ 90- 100 triệu đồng/ha/vụ.

22/01/2014
Ráo Riết Thu Hồi Giống Lúa VTNA2 Kém Nảy Mầm Ráo Riết Thu Hồi Giống Lúa VTNA2 Kém Nảy Mầm

Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo khẩn trương thu hồi những lô giống nảy mầm kém và bổ cứu các giống khác cho kịp thời vụ cho bà con.

22/01/2014