Phấn Đấu Đạt Sản Lượng 4,4 Triệu Tấn Lúa Ở Kiên Giang
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, năm 2013, tỉnh phấn đấu đưa tổng diện tích sản xuất vụ lúa mùa, hè thu, đông xuân và thu đông lên hơn 733.850 ha; dự kiến năng suất bình quân 6 tấn/ha và phấn đấu đưa sản lượng lên 4,4 triệu tấn.
Ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: Để đạt được kết quả nêu trên, ngành nông nghiệp khuyến khích nông dân thâm canh, tăng vụ theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả; xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh lúa chất lượng cao 120.000 ha; bổ sung quy hoạch mở rộng diện tích lúa thu đông ở những nơi có điều kiện từ 80.000 – 85.000 ha, đảm bảo sản xuất lúa ăn chắc, hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát triển công tác giống, nhất là địa bàn cơ sở; tập trung phát triển và nhân rộng cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng VietGAP.
Năm 2012, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang phát triển khá toàn diện. Tổng diện tích lúa giao trồng của toàn tỉnh hơn 750.000 ha; năng suất bình quân 5,91 tấn/ha và đạt tổng sản lượng hơn 4,2 triệu tấn, tăng trên 360.000 tấn so với năm 2011.
Có thể bạn quan tâm
Còn các dự án hoặc đầu tư mua sắm, lắp đặt dây chuyền máy móc, thiết bị, các dự án chế tạo máy thiết bị sản xuất nông nghiệp, Nhà nước sẽ cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại với lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Thời gian qua, việc bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tổn thất thủy sản khai thác sau thu hoạch còn nhiều.
Từ đầu năm đến nay, sản lượng cá nước lạnh toàn huyện đạt 195 tấn, bên cạnh đó, lượng cá đến kỳ thu hoạch ở các cơ sở vẫn còn khoảng 20 tấn. Như vậy, ước tính tổng sản lượng cá nước lạnh cả năm sẽ đạt hơn 200 tấn.
Nhằm thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả trên diện tích đất vườn đồi tại các xã miền núi huyện Quỳnh Lưu, mấy năm trở lại đây, bà con nông dân đã chủ động đưa vào trồng cây nguyên liệu hương bài. Đây được coi là cây trồng phù hợp loại đất đồi cao, khó khăn về nguồn nước, dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, bộc bạch: “Phương pháp nuôi tôm của tôi chủ yếu là phơi đầm, bón vôi, thả tôm giống và định kỳ bắt tôm hằng tháng. Ðó là những gì học được từ 4 lớp tập huấn. Thế nhưng, rủi ro vẫn còn, thu nhập chưa bền vững, chưa thể lấy sổ đỏ về nhà”.