Nuôi trồng thủy sản khó khăn vì nguồn nước bị ngọt hóa

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, gia đình ông Nguyễn Thi ở thôn Phước Lập, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào thả nuôi 1.000 m2 thủy sản nước lợ. Nếu như những năm trước vào thời điểm này các đối các đối tượng nuôi tôm, cua, cá của gia đình ông đã phát triển to lớn chuẩn bị cho thu hoạch.
Nhưng hiện nay, do sự biến đổi thất thường của thời tiết, giữa vụ nuôi vào những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4 và cho đến nay nước ngọt từ thượng nguồn đổ về phá Tam Giang quá lớn làm cho nước trên phá Tam Giang bị ngọt hóa không đủ liệu lượng mặn để thay nước cho ao hồ nuôi dẫn đến các đối tượng nuôi không những không lớn mà ngày càng nhỏ dần mặc dù gia đình, chính quyền địa phương đã tìm mọi giải pháp cứu chữa.
“Trong suốt 12 năm nuôi thủy sản, chưa năm nào thấy khó như năm nay, tình trạng nước trên phá Tam Giang bị ngọt hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản. Một hồ nuôi 500 m2 của gia đình tôi bị bệnh môi trường vừa được xử lý xong, diện tích còn lại cũng gặp khó khăn khi nước trong hồ nuôi mỗi ngày mỗi cạn, làm cho tôm cá ngày càng yếu hơn. Chúng tôi mong chính quyền các cấp sớm có biện pháp khắc phục, xử lý để ổn định vụ nuôi” ông Thi nói.
Cùng với ông Thi, hiện nay 1.264 hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Quảng Điền cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Nước ngọt đổ về nhiều khiến nước lợ tại khu vực thả nuôi thủy sản không đảm bảo nồng độ mặn, dẫn đến tình trạng tôm, cua, cá bị nhiễm bệnh, chậm lớn, chết non. Cũng do sự biến đổi khắc nghiệt của thời tiết đã làm cho nhiều diện tích ao hồ nuôi của nhiều người dân bị nhiễm bệnh.
Qua thống kê, đến thời điểm hiện nay toàn huyện đã có 14,5 ha bị nhiễm bệnh đốm trắng và bệnh môi trường. Theo khảo sát của ngành chức năng, 2 loại bệnh này xuất hiện là do môi trường thay đổi, nước trong ao hồ cạn dần, kèm theo những trận mưa giông làm cho tôm nuôi bị nhiễm bệnh.
“Trước tình trên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tham mưu UBND huyện tiến hành đóng các cống dẫn nước từ đồng ruộng ra phá Tam Giang để tăng độ mặn, về lâu dài sẽ tham mưu UBND huyện xem xét hỗ trợ kinh phí xây dựng các ao hồ chứa nước đảm bảo cung ứng nước cho nuôi trồng thủy sản nước lợ” bà Trần Thị Thanh Nhã - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là mầm bệnh nguy hiểm, nó gây chết tôm và thiệt hại kinh tế rất lớn trong thời gian gần đây. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus hiện nay được xác định là tác nhân gây bệnh EMS/AHPND trên tôm.

Ngày 11.11, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4062/QĐ-UBND về việc khen thưởng thành tích các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2015 (đợt 3).

Ngày 12.11, ông Lê Bá Duy, Phó Giám đốc Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Phú Tài, cho biết: BIDV Chi nhánh Phú Tài vừa tổ chức ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ đóng mới 10 tàu vỏ thép cho 10 ngư dân huyện Hoài Nhơn và huyện Phù Cát, với tổng giá trị đầu tư 177 tỉ đồng.

Vùng trồng ớt chuyên canh ở xã Bình Dân, huyện Kim Thành (Hải Dương) vụ này được mùa được giá với giống ớt chỉ thiên GS- 888 Gold (bà con quen gọi ớt Gold).

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang bước vào chính vụ trồng rừng. So với mọi năm, công tác trồng rừng năm nay được triển khai thuận lợi hơn, do các điều kiện về đất đai, kỹ thuật, cây giống được ngành chức năng, các doanh nghiệp và người dân chuẩn bị khá chu đáo.