Phát hiện nhiều vi phạm tại công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Sáng 26/11, Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu - gian lận thương mại và hàng giả phối hợp cùng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP.
Hồ Chí Minh tiếp tục kiểm tra những sai phạm tại công ty Tino có trụ sở tại khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân về những nghi vấn sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Trước đó, sáng 25/11, Đội 2 - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP HCM tiến hành kiểm tra công ty Tino.
Hàng chục tấn sản phẩm Tinomix không nằm trong danh mục cho phép của Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhiều nguyên liệu đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn được công ty Tino pha trộn rồi phân phối ra thị trường.
Cơ quan chức năng nghi ngờ công ty này có 5 loại Remix - thức ăn trong chăn nuôi - có dấu hiệu sử dụng chất cấm, nên đã lấy mẫu để giám định.
Ngoài ra, tại nhà kho của Công ty Menon tại khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân - đơn vị cung cấp nguyên liệu cho Công ty Tino còn có hàng trăm tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc xuất xứ.
Tuy nhiên, qua các buổi làm việc, đại diện công ty Tino cam kết rằng không sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Theo hồ sơ và tài liệu công ty Tino cung cấp thì ngày 26/1/2015 công ty này đã gửi Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đăng ký 8 mẫu thức ăn chăn nuôi.
Đến thời điểm hiện tại hồ sơ của công ty Tino vẫn chưa được chấp thuận.
Tuy nhiên từ thời điểm đăng ký đến nay là 10 tháng, công ty này vẫn ngang nhiên tung ra thị trường hàng trăm tấn thức ăn tổng hợp Premix 4002 chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu - gian lận thương mại và hàng giả thì vụ việc này rất nghiêm trọng. Hiện cơ quan công an đang tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ vụ việc.
Có thể bạn quan tâm
Do lợi nhuận trước mắt, nhiều nhà vườn đã bán “khoán” vườn xoài cho người khác chăm sóc và thu hoạch. Tuy nhiên, xét về lâu dài, hình thức này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển của cây và giá trị kinh tế của vườn.
Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là trên 500 ha. Người nuôi tôm đang khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ nhiều phía.
Năm 2014 xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) có tổng diện tích 127 ha nuôi tôm, trong đó khoảng 100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại 27ha nuôi tôm sú. Tuy nhiên, tính đến ngày 13/5/2014, tôm bị dịch bệnh tại 53 hộ nuôi, với diện tích lên đến trên 25 ha.
Năm 2014, toàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) có khoảng 118 ha cho thu hoạch, chủ yếu là diện tích tại các xã Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Lầu Thí Ngài và thị trấn Bắc Hà.
Cái tên “Hà Độ” được nhiều người biết đến ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) bởi ông là người trồng rau an toàn (RAT) giỏi. Hiện gia đình ông trồng rau trên diện tích trên 1.500m2, mỗi năm trừ tất cả mọi chi phí vẫn còn thu nhập trên 180 triệu đồng.