Giảm ô nhiễm, tăng đàn gia súc
Khí biogas giúp người dân giảm phần nào chi phí sinh hoạt
Hiệp Hòa là huyện được thụ hưởng nhiều nhất từ dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang với 290 công trình khí sinh học được xây, lắp trong 9 tháng đầu năm 2015.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Bắc Giang, 9 tháng đầu năm nay toàn tỉnh xây dựng được 2.000 công trình khí sinh học (hầm biogas).
Hiệp Hòa là huyện đi đầu với 290 công trình, tiến hành được 12 đợt tập huấn vận hành công trình khí sinh học cho người dân trong địa bàn huyện.
Với tinh thần đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngay từ khi dự án LCASP được triển khai, Trạm Khuyến nông Hiệp Hòa đã phối kết hợp với Đài Truyền thanh huyện, xã tuyên truyền về lợi ích của các hầm biogas trong chăn nuôi cũng như phục vụ nhu cầu thiết thực của đời sống.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Hà Giang, kỹ thuật viên dự án LCASP huyện Hiệp Hòa cho biết, trước đây việc xử lý môi trường sau chăn nuôi của các hộ gia đình, các trang trại thường xuyên được đề cập đến trong chương trình chăn nuôi của huyện, đã có một vài dự án nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sau chăn nuôi nhưng không triệt để.
Chất thải chăn nuôi thường được người dân thu gom, ủ trấu rồi để một chỗ trong khuôn viên gia đình, chuồng trại gây ảnh hưởng đến môi trường.
Hơn nữa, dịch bệnh trong chất thải ở lứa trước vẫn còn, ảnh hưởng trực tiếp đến lứa chăn nuôi tiếp theo.
Dự án LCASP không đơn giản với mục tiêu ban đầu là giảm tải ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi mà còn giúp cho người dân giảm được không ít chi phí sinh hoạt từ khí biogas.
Khi chương trình LCASP được đưa vào thực hiện, Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức triển khai dự án thông qua các lớp học tập huấn ở các thôn, xã về tác hại của chất thải chăn nuôi, kèm theo tuyên truyền về lợi ích của việc xây, lắp công trình hầm biogas, lồng ghép việc xây dựng phục vụ cho gia đình để người dân tích cực tham gia.
Đến nay tổng đàn gia súc trong toàn huyện tăng trung bình từ 10 – 20%/năm so với trước dự án.
Gia đình bà Đặng Thị Nguyệt, thôn Danh Thượng 2, xã Danh Thắng - một trong số các hộ được hưởng lợi từ dự án LCASP chia sẻ, trước đây gia đình cũng chăn nhiều lợn, phân thì dùng để bón cho cây trồng và rau màu, nước thải thì xả thẳng ra ao sau nhà, cứ chiều đến muỗi bay vào nhiều vô kể.
Từ khi có hầm, nước thải cho chảy vào bể phụ ra ngoài cho người ta tưới rau, muỗi vào cũng ít hơn.
Với 3 con lợn sề, 50 lợn con, khí sinh ra nhiều thì dùng để nấu nướng, dùng không hết còn phải nhờ anh em ngay gần nhà dùng đỡ.
Đã từng xây 1 bể biogas cách đây 20 năm, là người rõ nhất lợi ích mà hầm biogas mang lại, ông La Văn Hoạt, thôn Danh Thượng 2 dẫn chúng tôi tham quan 3 hầm biogas của gia đình.
Ông bảo, trước gia đình cũng xây hầm nên cũng thấy được lợi ích của nó, từ khi biết có dự án hỗ trợ gia đình cũng đăng kí xây thêm 2 hầm nữa, dung tích lớn nhất là 25 m3.
Có thêm hầm thì nuôi thêm lợn, số lợn hiện tại của gia đình trên dưới 70 con.
Có thể bạn quan tâm
Mường Ảng là huyện trọng điểm nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh. Cà phê đã trở thành cây mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân các dân tộc trong huyện.
Sau thời gian giảm giá mạnh, có lúc chỉ còn 8.000 đồng/m2, khiến người trồng cỏ nhung thua lỗ, thì hiện nay giá cỏ nhung tại TP.Sa Đéc đã bắt đầu tăng trở lại. Hiện tại, thương lái đến thu mua cỏ nhung tại vườn với giá 14.000 đồng/m2. Theo một số hộ trồng cỏ nhung, với giá bán hiện tại thì sau khi trừ chi phí, người trồng thu lợi nhuận khoảng 3.000 đồng/m2. Bình quân, cỏ được trồng sau một tháng thì thu hoạch và lợi nhuận trên mỗi công cỏ là khoảng 3 triệu đồng.
UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Riêng chủ sở hữu các nhãn hiệu nông sản phải củng cố, sắp xếp lại tổ chức quản lý nhãn hiệu, xây dựng và rà soát lại quy chế, tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình sản xuất gắn với nhãn hiệu.
Mấy năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân 4 xã: Định Hòa, Phong Hòa, Tân Hòa, Vĩnh Thới của huyện Lai Vung đã chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng màu cho thu nhập kinh tế cao, trong đó huệ trắng là loại cây màu đang được nông dân trồng luân phiên trên chân ruộng với diện tích trên 200ha.
Theo kế hoạch, vụ lúa đông xuân 2014-2015 Công ty TNHH MTV kinh doanh và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên sẽ ký kết bao tiêu sản phẩm 420ha lúa của 285 xã viên trong Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số 1, xã Gáo Giồng.