Nuôi Tôm Thành Công Cần Chú Trọng Đến Ôxy Đáy

Nhiều người nuôi mặc dù rất cẩn thận trong việc lựa chọn con giống… nhưng tôm vẫn chết trong quá trình nuôi mà không hiểu rõ nguyên nhân vì sao. Và ông lý giải, vì thực tế họ không hiểu về sinh học và tập tính của con tôm cũng như việc hàm lượng oxy hòa tan tăng dần theo mật độ nuôi, đặc biệt rất cao trong nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nuôi quảng canh 2-3 con/m2 không cần quạt vì nuôi trong một thể tích lớn nên lượng oxy hòa tan rất nhiều, luôn trên 6mg/lit, kể cả ban đêm và ban ngày.
Nuôi quảng canh cải tiến dưới 12 con/m2 cũng không cần quạt guồng vì lượng oxy hòa tan trong tự nhiên cũng tương đối đủ nhưng nuôi thâm canh hoàn toàn khác. Với mật độ 20-30 con/m2 và thậm chí tới trên 60con/m2 nhu cầu oxy càng cao không chỉ dành cho tôm mà còn cho môi trường. Nếu cung cấp đầy đủ ôxy thì môi trường sẽ tốt, những vi khuẩn có ích sẽ phát triển lấn át vi khuẩn có hại.
Trong nuôi thâm canh, càng về cuối vụ các vi khuẩn có hại càng nhiều do người nuôi cho ăn thức ăn tăng lên và chất thải thải ra nhiều. Khi đó nhu cầu oxy tăng lên nhiều để giúp vi khuẩn có ích phân hủy đạm thừa, tinh bột… hoặc các vi sinh nấm men phân hủy thức ăn thừa và chất thải, không có vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển. Như vậy oxy hòa tan cao chủ yếu giúp môi trường trở nên trong lành chứ bản thân con tôm không cần nhiều lượng oxy đến như vậy.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm (QCVN 01 - 80: 2011/BNNPTNT), cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống (QCVN 01 - 81: 2011/BNNPTNT).

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.