Nuôi tôm sú xen tôm càng xanh
Ông Phạm Văn Út, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) cho biết, thời gian qua trên địa bàn huyện đã có một số hộ dân thả nuôi thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú xen canh với tôm càng xanh trên nền đất lúa mang lại hiệu quả cao.
Một số hộ nuôi đạt 500 kg tôm càng xanh/ha/vụ, trong khi lượng tôm sú thu hoạch ít hơn mô hình nuôi bình thường không đáng kể.
Điều đặc biệt là ở mô hình nuôi xen canh, tôm sú ít bị dịch bệnh hơn so với cách nuôi truyền thống.
“Theo tôi, ngành chuyên môn nên có mô hình nuôi thử nghiệm, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả cụ thể.
Từ đó hoàn thiện quy trình nuôi để khuyến cáo người dân thực hiện, mở rộng mô hình”, ông Út kiến nghị.
Theo kế hoạch, vụ nuôi 2015, Kiên Giang có kế hoạch phát triển 2.000 ha tôm càng xanh xen lúa, với sản lượng 1.000 tấn tôm thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Tôm sú là loài giáp xác biển có tầm quan trọng về mặt kinh tế trên thị trường thế giới. Để đảm bảo tính bền vững của ngành tôm thì năng lực sản xuất và công tác
Năm ngành (phyla) chính có liên quan đến đường ruột tôm sú là Actinobacteria, Fusobacteria, Bacteroides, Firmicutes và Proteobacteria (Hình 3).
Ảnh hưởng của vi khuẩn đường ruột đối với vật chủ của chúng hầu hết đã được làm sáng tỏ ở các vật chủ là động vật có xương sống
Một báo cáo mới đây đã đưa ra một nhân tố mới góp phần giúp tôm sú chống lại mầm bệnh EMS.
Khi đi mua tôm giống làm thế nào để nhận biết được là giống tốt hay xấu? Vận chuyển đường xa thì phải làm sao để con giống khỏe và thích nghi với môi trường