Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Bán Thâm Canh, Thâm Canh

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Bán Thâm Canh, Thâm Canh
Ngày đăng: 18/05/2011

1/Chọn Lựa Ao Và Mùa Vụ Nuôi:

Thiết kế ao lắng chiếm 30% diện tích so với ao nuôi

Chọn ao nuôi có diện tích 3000-5000 m2,dễ chăm sóc quản lí.

Tập trung nuôi tôm trong vụ chính,bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.Vụ phụ mùa mưa hạn chế tối đa việc thả nuôi hoặc chuỵển sang nuôi các lòai thủy sản khác như cá rô phi,cá điêu hồng...

tom su-xu ly ao nuoi tom.jpg
Xử lý ao tôm

tom su - tham canh.jpg
Kiểm tra nguồn nước

2/Hệ Thống Cống:

Ao có hệ thống cống cấp,cống thóat riêng biệt.Hai cống đặt chéo góc nhau,cống thóat đặt cuối gío, cống cấp đặt đầu gío. Đáy ao nghiêng dần từ cống cấp đến cống thoát.Cấp đủ và thóat cạn nước ao trong thời gian không quá 6 giờ.

3/Cải Tạo, Xử Lý Ao Nuôi:

Thực hiện trước khi thả giống 15-20 ngày, áp dụng cho ao nuôi và ao lắng.Công việc đầu tiên xả cạn nước ao nuôi, sên vét đưa lớp bùn đáy ra ngòai xa khu vực nuôi,hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng ngược trở lại từ lớp bùn đáy tới nguồn nước, kinh cấp nước, khu vực nuôi...Chừa lớp bùn đáy dày 3-5cm, xảm các lỗ mọi, hang hốc, xan bằng phẳng đáy ao.Trước khi tiến hành công đọan bón vôi cần kiểm tra độ phèn (pH) đất và nước khu vực ao nuôi. Ao có độ pH từ 5.5-6 dùng vôi nông nghiệp (CaCO3), hoặc vôi sống (CaO) bón xuống ao với liều lượng 7-10kg/100mét vuông. Ao có độ phèn 4.5 - 5 trước khi bón vôi cần xả xổ nhiều lần (rửa ao).Lượng vôi dùng 15-20kg/100mét vuông, phơi nắng từ 3-5 ngày trước khi lấy nước vào ao.

4/Xử Lý Gây Màu Nước:

Lấy nước vào ao qua lưới chắn tạp,địch hại. Mức nước qui định từ 1.2-1.5m.Không xử lí nước ngay sau khi lấy vào ao vì một số lòai địch hại tồn tại ở dạng trứng,có vỏ canxi rất dày bao bọc.Thuốc, hóa chất xử lí trong giai đọan này không thể diệt được.Sau khi lấy nước, để thời gian từ 7-10 ngày, chờ trứng các lòai địch hại nở ra. Dùng Chlorine lượng 30g/mét khối nước để xử lí, sau 5 ngày tiến hành gây màu nước.Sử dụng phân vô cơ DAP hòa nước tạt đều quanh ao lượng 300-500g/100m2,có thể hỗ trợ thêm 1kg bột cá + 1kg bột đậu nành cho mỗi 100mét vuông ao để màu mau lên.Khi nước có màu vàng vỏ đậu xanh thì tiến hành thả giống.

5/Chọn Lựa Con Giống:

Giống đều cỡ, đạt chiều dài từ 1.2-1.5cm.Đầy đủ phụ bộ như râu,chân bò, chân bơi, chũy, đuôi.Thân hình cân đối,họat động nhanh nhạy,màu sắc tươi sáng.Khi tôm vào thau nước quay nhẹ,tôm có xu hướng đi ngược dòng nước và phân bố đều quanh thau, không tụ thành đám ở giữa thau.Dùng 2-3cc Formaline cho vào 10 lít nước, cho 100 tôm post vào, sau 2 giờ tỉ lệ chết không quá 5%, đánh giá tôm tốt.Hoặc đột ngột hạ độ mặn của trại giống xuống 50%, cho 100 tôm post vào, sau 2 giờ ,tỉ lệ chết không qúa 5%, đánh giá tôm tốt. Ngòai ra,phương pháp test PCR cần thực hiện, vì mức độ chính xác cao hơn.

6/Thả Giống:

Kích cỡ giống post 15 nếu nuôi Bán thâm canh thả nuôi ở mật độ 20 con/mét vuông, nuôi thâm canh thả mật độ 30 con/m2 ao.

7/Thức Ăn:

Dùng thức ăn công nghiệp dạng viên cho tôm ăn. Những ngày đầu bổ sung thêm cá biển hấp chín, sữa bột giàu canxi, lòng đỏ trứng gà luộc chín. Cứ 100.000 post, mỗi ngày bổ xung 300-500g cá biển hấp, 200-300g sữa, 5-10 lòng đỏ trứng.

8/Chăm Sóc:
Không thay nước, đặc biệt là trong tháng nuôi đầu.Từ tháng nuôi thứ 2 chỉ châm thêm khi nước trong ao nuôi bị thất thoát do bốc hơi. Nguồn nước thay lấy từ ao lắng qua, và được xử lí kỹ trước khi dùng.

Tháng nuôi thứ 2 trở đi trong khẩu phần thức ăn trộn thêm VitamineC lượng 1-3g/kg thức ăn.Ngoài ra dùng thêm các loại men tiêu hóa,men đường ruột.trộn vào thức ăn, kích thích tôm ăn mồi nhiều hơn.

Từ tháng nuôi thứ 2, định kỳ 10-15 ngày dùng các loại chế phẩm sinh học bón xuống đáy ao, giúp cải thiện nền đáy, duy trì hệ tảo, giảm thiều các khí độc sinh ra nơi đáy ao.


Có thể bạn quan tâm

Quy Trình Nuôi Tôm Sú Thâm Canh Và Bán Thâm Canh Quy Trình Nuôi Tôm Sú Thâm Canh Và Bán Thâm Canh

Dựa trên nền tảng quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh (TC-BTC) mà các ban, ngành chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo;

07/07/2013
Khí Độc H2S - “Sát Thủ Giấu Mặt” Của Tôm Nuôi Khí Độc H2S - “Sát Thủ Giấu Mặt” Của Tôm Nuôi

Trong quá trình nuôi, các chất thải được máy quạt nước gom tụ vào giữa đáy ao (đối với ao đáy bùn đất thì một lượng chất thải vẫn còn phân bố xung quanh nền đáy). Đống chất thải này phân thành 2 lớp. Lớp ngoài rất mỏng (khoảng 5 mm) được ôxy hoá nên có màu tương đối sáng, có chức năng bao phủ và hạn chế khí độc thoát ra ngoài. Lớp bên dưới có màu đen, chất thải ở điều kiện thiếu ôxy nên vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra khí độc H2S.

04/04/2013
Cắt Cuống Mắt Để Kích Thích Tôm Đẻ Cắt Cuống Mắt Để Kích Thích Tôm Đẻ

Trong tự nhiên, tôm cái trưởng thành giao vĩ ngay sau khi lột xác. Chúng chứa tinh của tôm đực trong nang lưu tinh cho đến khi đẻ trứng. Sau đó, buồng trứng mới phát triển và tôm đẻ.

06/07/2013
Nuôi Ghép Hàu Với Tôm Sú Nuôi Ghép Hàu Với Tôm Sú

Nhóm nghiên cứu của Khoa Nông Lâm Ngư- Đại học Vinh đã triển khai mô hình nuôi theo hướng này tại xã Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An. Ao có diện tích 4.000 - 4.100 m2, mức nước 1,2 - 1,4m, độ mặn 25 – 15%o giảm dần từ đầu đến cuối vụ nuôi. ^Hai giàn quạt nước (24 cánh/giàn) được bố trí đảo chiều ở giữa ao nuôi.

31/07/2013
Cách Giảm Giá Thành Nuôi Tôm Sú Cách Giảm Giá Thành Nuôi Tôm Sú

Dịch bệnh, nhất là đốm trắng gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Tuy vậy, từ đầu năm đến nay, giá thức ăn đã giảm, lãi suất ngân hàng giảm mạnh, người nuôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong đối phó với dịch bệnh. Dưới đây là một số giải pháp cơ bản tại hội thảo chuyên đề “Làm cách nào giảm giá thành nuôi tôm sú?”, do Sở NN&PTNT vừa tổ chức tại Bình Đại.

01/08/2013