Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Cách Phòng Bệnh Phân Trắng

Cách Phòng Bệnh Phân Trắng
Ngày đăng: 31/07/2011

Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, mức độ xảy ra nhiều nhất là 70-80 ngày tuổi. Phân trắng xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ nuôi, mức độ của bệnh và số lượng tôm nhiễm bệnh. Mặc dù bệnh không gây tôm chết đồng loạt nhưng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi.

benh-phan-trang
Tôm bị bệnh phân trắng
cac benh thuong gap tom nuoi
Các bệnh thường gặp trên tôm

Phòng bệnh

Xử lý môi trường ao nuôi tôm:

Chất hữu cơ nguồn gốc từ các chất cặn bã có trong đáy ao là môi trường rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển, gây tác hại cho tôm với cơ hội nhiễm bệnh cao. Cần phải thực hiện một số biện pháp sau :

- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nguồn nước bằng hóa chất và chế phẩm sinh học.

- Tỷ lệ thả tôm giống phải phù hợp, giống có chất lượng tốt, có chương trình cho tôm ăn đúng lượng cần thiết, quản lý, xử lý phiêu sinh vật tốt kể cả việc xử lý tuần hoàn để sử dụng lại và việc loại bỏ vật bẩn trong ao phải thực hiện thường xuyên.

- Xử lý đáy ao tốt trước khi nuôi tôm.

Kiểm tra thường xuyên số lượng vi khuẩn trong gan theo định kỳ :

Bằng cách kiểm tra số lượng vi khuẩn trong gan (chỉ với nhóm Vibrio).

Lấy mẫu : 10 con cắt bộ phận gan bỏ vào ống nhựa nhỏ đã vô trùng, cho vào dung dịch nước muối đã khử trùng 0,85%, nghiền nát và cấy trong môi trường TSBS. Nếu thấy vi khuẩn trong gan cao hơn 1x104 tế bào thì phải xử lý ngay.

Sử dụng men sinh học và Probiotic:

Trộn vào trong thức ăn, đây là hình thức đưa vào trong hệ thống tiêu hóa của tôm, một tập đoàn các vi sinh vật có lợi và các men tiêu hóa ngoại bào. Các vi khuẩn này sẽ ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho tôm giúp tôm khỏe mạnh và tăng sức đề kháng và tăng trưởng nhanh.

Phương pháp sử dụng : Trộn theo tỷ lệ 0,5kg cho 200kg thức ăn cho tất cả các lần ăn. Có những trại tôm đã bị bệnh phân trắng khi sử dụng kháng sinh kết hợp NAVET-BIOZYM đã làm tôm khỏi bệnh


Có thể bạn quan tâm

Các yếu tố môi trường cần lưu ý khi thả tôm sú giống (Phần 2) Các yếu tố môi trường cần lưu ý khi thả tôm sú giống (Phần 2)

Việc đảm bảo tỷ lệ sống của tôm giai đoạn mới thả là rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất sau này của tôm nuôi

15/05/2018
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa độ pH và độ kiềm trong ao nuôi tôm Tìm hiểu về mối quan hệ giữa độ pH và độ kiềm trong ao nuôi tôm

Vậy độ kiềm và pH có mối quan hệ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

15/05/2018
Cách chữa trị bệnh đóng rong trên tôm sú Cách chữa trị bệnh đóng rong trên tôm sú

Bệnh đóng rong trên tôm sú là một căn bệnh chủ yếu do môi trường tạo ra trong đó có tác nhân chính là tảo, nấm động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động

24/05/2018
Hội chứng đốm trắng gây ra bởi vi khuẩn trên tôm sú Hội chứng đốm trắng gây ra bởi vi khuẩn trên tôm sú

Bài viết này trình bày về hội chứng đốm trắng gây ra bởi vi khuẩn trên tôm sú Penaeus monodon. Đốm khuẩn nhìn giống với đốm trắng gây ra bởi virus

28/05/2018
Phương pháp chọn giống tôm sú khỏe mạnh Phương pháp chọn giống tôm sú khỏe mạnh

Chọn giống tôm sú là việc vô cùng quan trọng để người nuôi đạt năng suất cao. Chọn được giống tôm khỏe mạnh như có thể phòng và hạn chế được các bệnh lý

31/05/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.