Nuôi tôm sú xen tôm càng xanh

Ông Phạm Văn Út, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) cho biết, thời gian qua trên địa bàn huyện đã có một số hộ dân thả nuôi thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú xen canh với tôm càng xanh trên nền đất lúa mang lại hiệu quả cao.
Một số hộ nuôi đạt 500 kg tôm càng xanh/ha/vụ, trong khi lượng tôm sú thu hoạch ít hơn mô hình nuôi bình thường không đáng kể.
Điều đặc biệt là ở mô hình nuôi xen canh, tôm sú ít bị dịch bệnh hơn so với cách nuôi truyền thống.
“Theo tôi, ngành chuyên môn nên có mô hình nuôi thử nghiệm, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả cụ thể.
Từ đó hoàn thiện quy trình nuôi để khuyến cáo người dân thực hiện, mở rộng mô hình”, ông Út kiến nghị.
Theo kế hoạch, vụ nuôi 2015, Kiên Giang có kế hoạch phát triển 2.000 ha tôm càng xanh xen lúa, với sản lượng 1.000 tấn tôm thương phẩm.
Related news

Vụ nuôi tôm sú 2006 tại hai xã Xuân Vinh, xuân Hòa huyện Xuân Trường được kỳ vọng rất nhiều

Dựa trên nền tảng quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh (TC-BTC) mà các ban, ngành chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo;

1. Chuẩn bị ao lắng Nước mặn / lợ được đưa vào ao lắng, trữ lắng 7-10 ngày, sát trùng, diệt mầm bệnh bằng clorin 15-30ppm (theo qui trình sử dụng clorin).

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng.

Phong trào sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh đòi hỏi nguồn cung cấp tôm bố mẹ lớn