Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Tác Nhân Gây Bệnh Đối Với Tôm Nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tác Nhân Gây Bệnh Đối Với Tôm Nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 04/01/2012

Nuôi tôm biển là một nghề mang lại lợi nhuận lớn cho người nông dân ĐBSCL. Song những năm gần đây dịch bệnh cho tôm nuôi ở đây đã gây những tổn thất lớn cho nhiều người nuôi. Kết quả khảo sát cho thấy bệnh trên tôm sú nuôi thường xuất hiện vào tháng 2-3 hàng năm. Những bệnh chính xuất hiện trên tôm sú nuôi ở ĐBSCL gồm cả vi khuẩn (nhóm Vibrio), virus (MBV, WSSV). Chúng xuất hiện trên tất cả các mô hình nuôi: quảng canh, bán thâm canh, "tôm - lúa", nuôi công nghiệp... Tác nhân gây bùng nổ dịch bệnh trên tôm nuôi trong những năm qua, chủ yếu do mầm bệnh MBV kết hợp với một tác nhân là vi khuẩn gây bệnh.

- Mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh cho tôm chủ yếu thuộc nhóm Vibrio. Nhóm vi khuẩn này chỉ hiện diện trên các mẫu tôm có biểu hiện bệnh tích hoại tử phụ bộ: anten, chân bơi, chân bò, phồng vẩy râu, chân đuôi, đỏ thân...

- Mầm bệnh MBV có thể nhiễm trên tất cả các loài tôm thuộc họ tôm he: tôm sú, tôm thẻ, tôm bạc, tôm đất... Tỉ lệ nhiễm MBV trên tôm ấu trùng ngày càng tỉ lệ nghịch với số ngày tuổi của tôm. Tôm có kích thước nhỏ tỉ lệ nhiễm cao hơn trên tôm có kích thước lớn.

- Mầm bệnh WSSV cũng có thể nhiễm trên tất cả các loài tôm thuộc họ tôm he và ở các giai đoạn phát triển của tôm từ tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Mầm bệnh WSSV thường hiện diện trên tôm với tỉ lệ nhiễm và tần số xuất hiện cao nhất trong mùa mưa và thời điểm giao mùa cuối mùa mưa và đầu mùa khô.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Thả Tôm Giống Kinh Nghiệm Thả Tôm Giống

Trong nuôi tôm, ít người chú ý đến kỹ thuật thả tôm vì đơn giản họ nghĩ rằng thả tôm như thế nào cũng không ảnh hưởng đến sự sống của tôm. Thực tế không phải như vậy, kỹ thuật thả tôm rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.

04/01/2012
Bệnh Còi Bệnh Còi

Khi tôm mới nhiễm virus MBV, dấu hiệu bệnh không biểu hiện rõ ràng. Khi tôm nhiễm bệnh nặng và phát bệnh thường có biểu hiện một số dấu hiệu sau: Tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh xẫm. Tôm kém ăn, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm (chậm lớn)

31/07/2011
Bệnh Phát Sáng Bệnh Phát Sáng

Bệnh phát sáng xuất hiện quanh năm trên các loài tôm sú, thẻ, càng xanh... Bệnh có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn ương nuôi từ trứng đến tôm trưởng thành. Bệnh phát triển mạnh trong môi trường nước giàu dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ ở độ mặn cao, thiếu oxy hòa tan, lây lan nhanh trong mùa nóng

31/07/2011
Bệnh Đen Mang Bệnh Đen Mang

Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày. Mang và vùng mô nối mang với thân tôm có màu nâu hoặc đen. Khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen. Tôm nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ

31/07/2011
Gây Màu Nước Trong Ao Nuôi Tôm Gây Màu Nước Trong Ao Nuôi Tôm

Trong nuôi tôm, màu nước nuôi rất quan trọng. Có màu nước lợi cho tôm và cũng có màu nước lại gây hại cho tôm. Vì vậy người nuôi tôm cần nắm vững quy luật thay đổi màu nước. Bản chất của màu nước được định lượng bằng hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ chứa trong nước.

14/02/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.