Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Đen Mang

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Đen Mang
Ngày đăng: 04/01/2012

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh đen mang

Trả lời từ VPĐD Sitto Group (Thái Lan) :

Bệnh đen mang (có thể thấy màu vàng) thường có nguyên nhân từ đáy ao nuôi không sạch, có chất hữu cơ nhiều. Kiểm  tra thấy khí độc (Ammonia) ở đáy ao cao vì có bùn đáy ao nhiều, các chất hữu cơ thừa nhiều (từ thức ăn thừa - do thức ăn nhiều tôm ăn không hết, từ tảo chết v.v..). Thường phát hiện bệnh này trong ao nuôi thả tôm mật độ cao, trong ao nuôi theo hệ thống không thay nước hoặc ít thay nước. Ammonia sẽ làm ảnh hưởng tới mang tôm làm có màu đen và nhiều khi có các chất hữu cơ hoặc vô cơ vào trong mang tôm, nếu không xử lý sẽ làm tôm nhiễm bệnh từ vi khuẩn. Bình thường bệnh đen mang xảy ra lúc tôm lớn (tôm được hai tháng rưỡi tới ba tháng trở lên).

Cách xử lý: Thay nước đáy ao (nên có ao xử lý nước trước khi sử dụng nước). Dùng Granulite (Zeolite dạng hạt) để hấp thụ các khí độc đáy ao mỗi 5 -7 ngày một lần. Có` thể dùng thêm kháng sinh theo đúng hướng dẫn kỹ thuật pha trộn với thức ăn cho tôm để phòng trị bệnh từ vi khuẩn (nên dừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi thu hoạch từ 15-20 ngày).  Dùng vi sinh vật (BS-I ) để giúp phân hủy chất hữu cơ .

Cách phòng bệnh: Quản lý việc cho thức ăn tôm cho tốt, đừng để cho thức ăn thừa nhiều trong ao. Dùng loại thức ăn chất lượng cao. Nên có ao lắng nước để xử lý nước và thay nước khi thấy cần thiết (kiểm tra thấy Ammonia nhiều  hơn 0,1 ppm). Nếu không thể thay nước được nên dùng vi sinh vật nói trên để giúp phân hủy chất hữu cơ đáy ao và kết hợp với dùng Zeolite (loại có thể hấp thụ Ammonia được = Asahi Zeolite /Sitto Zeolite/ Granulite) để quản lý chất khí độc trong và đáy ao nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh đen mang trên tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm Bệnh đen mang trên tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm

Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày

20/02/2020
Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm sú chưa thành niên (Juvenile) Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm sú chưa thành niên (Juvenile)

Ánh sáng là yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến tập tính đào hang và sinh sản của tôm sú.

30/03/2020
Ảnh hưởng của độ mặn lên hiệu quả sử dụng thức ăn và tiêu hao oxy của tôm sú Ảnh hưởng của độ mặn lên hiệu quả sử dụng thức ăn và tiêu hao oxy của tôm sú

Nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa (thức ăn, đạm, năng lượng) và tiêu hao oxy cơ sở của tôm sú

02/04/2020
Phòng, trị bệnh ở tôm sú Phòng, trị bệnh ở tôm sú

Tôm sú chậm lớn là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể tôm giống nhiễm bệnh còi do MBV (Monodon Baculovirus)

04/08/2020
Ức chế sự phát triển của V. harveyi và Saprolegnia sp. nhờ chiết xuất lá bần Ức chế sự phát triển của V. harveyi và Saprolegnia sp. nhờ chiết xuất lá bần

Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú được cải thiện khi nhiễm V.harveyi và Saprolegnia sp. nhờ chiết xuất lá bần.

11/12/2020
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.