Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Bệnh Đóng Rong, Đóng Nhớt

Bệnh Đóng Rong, Đóng Nhớt
Ngày đăng: 31/07/2011

Đóng rong là một bệnh chủ yếu do môi trường tạo ra trong đó các tác nhân chính là tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lên nhau tạo thành bệnh.

Theo Lightner, bệnh đóng rong xuất phát từ những Protozoe sống tự do trong ao hoặc trong bể nuôi, bọn này sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao.

Bệnh đóng rong trên tôm có mặt ở khắp nơi trên thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu tại ba vùng khác nhau, chúng tôi nhận thấy, toàn bộ các ao nuôi đều có xuất hiện bệnh đóng rong. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện từng ao mà bệnh xuất hiện sớm hay muộn.

Bệnh đóng rong xuất hiện từ giai đoạn tôm giống đến tôm trưởng thành, đặc biệt là vào những tháng cuối của vụ nuôi.

Đặc trưng của mầm bệnh:

- Phần lớn do một số vi khuẩn gây ra như: Vibrio sp., Aeromonas sp., ... Do một số tảo lam: Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola; Tảo lục: Enteromorpha sp.; Tảo khuê: Amphora sp., Nitszchia sp., loài nấm và nguyên sinh động vật.

Theo Lightner, bệnh này xuất hiện do ký sinh trùng, tảo, vi khuẩn ... tấn công từ bên ngoài vào.

Bệnh đóng rong rất dễ nhận biết, toàn thân bị dơ, tập trung ở phần đầu ngực hay toàn thân, mang và các phụ bộ. Tôm bị bệnh này rất yếu, bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc.

Phương pháp cuẩn đoán:

Kiểm tra ký sinh trùng bằng cách soi tươi dưới kính hiển vi kết quả phát hiện thấy Vorticella sp. và Epistylis sp. và nhiều nấm. Xét nghiệm PCR trên tôm bị đóng rong có đến 80% tôm bị nhiễm mầm bệnh đốm trắng với cường độ nặng.

Biện pháp phòng trị:

- Phòng bệnh bằng cách quản lý chất lượng nước ao tốt, ổn định tảo trong ao và luôn đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm.

- Tăng cường thay nước nhằm cải thiện môi trường đồng thời kích thích cho tôm lột. Nếu tỷ lệ nhiễm cao, chúng ta có thể dùng formol liều lượng từ 15-20ppm đánh vào ban ngày sau đó thay nước, nếu đóng rong vẫn còn ta có thể đánh tiếp lần hai


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú (Phần 1) Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú (Phần 1)

Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon Fabricus 1798). Quy trình áp dụng cho các cơ sở nuôi thâm canh tôm sú trong cả nước để đạt năng suất từ 3 đến 5 tấn/ha/vụ.

03/01/2011
Bệnh Đóng Rong, Đóng Nhớt Bệnh Đóng Rong, Đóng Nhớt

Đóng rong là một bệnh chủ yếu do môi trường tạo ra trong đó các tác nhân chính là tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lên nhau tạo thành bệnh. Bệnh đóng rong rất dễ nhận biết, toàn thân bị dơ, tập trung ở phần đầu ngực hay toàn thân, mang và các phụ bộ. Tôm bị bệnh này rất yếu, bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc

31/07/2011
Câu Hỏi Thường Gặp Của Bà Con Nuôi Tôm Câu Hỏi Thường Gặp Của Bà Con Nuôi Tôm

Nuôi tôm, nuôi trồng thuỷ sản là một công việc đầy rủi ro, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển theo hướng tăng diện tích, loại hình nuôi và mức độ thâm canh. Bên canh sự hấp dẫn về lợi nhuận cao, nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn về môi trường và dịch bệnh, đặc biệt là ở các khu nuôi tập trung

16/11/2011
Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Sú Trên Ao Nổi Ở Trà Vinh Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Sú Trên Ao Nổi Ở Trà Vinh

Thạc sỹ Trần Hoàng Phúc - Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh trong ao nổi, vụ nuôi đầu tiên đạt được hiệu quả rất tốt, xin giới thiệu để bà con tham khảo.

03/01/2012
Đặc Điểm Sinh Học Và Sinh Thái Của Tôm Sú Đặc Điểm Sinh Học Và Sinh Thái Của Tôm Sú

Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.

14/02/2012