Nuôi tôm lấn chiếm lòng sông Trường Giang
Cụ thể, tại khúc sông Trường Giang đoạn qua thôn Tây Giang (xã Bình Sa), đã có hàng chục hồ nuôi tôm nằm giữa lòng sông. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nay do các hộ nuôi đã dùng máy múc đất dưới lòng sông, đắp thành ao nuôi tôm, nhiều ao có diện tích khá lớn (chiếm gần nửa diện tích mặt sông).
Tương tự như vậy, tình trạng mật độ ao tôm chiếm lòng sông càng dày đặc trên địa bàn thôn Đông Tác (xã Bình Nam). Tình trạng lấn chiếm càng nhiều, do đó, nhiều ao nuôi mọc lên hàng chục năm, đã được chính quyền địa phương cấp quyền sử dụng đất.
Theo Phòng NN&PTNT huyện, địa phương đang có dự án xây dựng khu nuôi tôm tập trung với diện tích 30 ha phía trong đê kè thuộc xã Bình Sa. Khi dự án nạo vét sông khởi động, sẽ tháo dỡ các ao nuôi, trả mặt bằng lòng sông.
Có thể bạn quan tâm
Sản lượng thủy sản 11 tháng qua ước đạt hơn 5,8 triệu tấn.
Phát triển cá lồng trên biển đang tạo giá trị lớn cho người dân. Tuy nhiên, hạn chế là vấn đề thiệt hại trong nuôi trồng vẫn cao; việc đưa ra giải pháp về quy hoạch lại vùng nuôi, kiểm soát mức độ cho ăn, con giống… được quan tâm hàng đầu hiện nay.
Những ngày qua, ngư dân sống quanh đầm Cù Mông (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) thả nhá bắt cua đá.
Sáng ngày 25/11, ông Lê Thành Trí – Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chủ trì hội nghị Tổng kết vụ nuôi Tôm nước lợ 2015 và triển khai kế hoạch 2016.
Ốc nhảy là một loài có giá trị kinh tế cao, nhu cầu của thị trường về ốc thương phẩm là rất lớn. Những năm gần đây, nhiều người dân nuôi tu hài ở huyện Vân Đồn bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh đã chuyển sang nuôi các loài mới, trong đó có ốc nhảy da vàng.