Nuôi tôm hùm như chăm con mọn

Hằng ngày, từ mờ sáng, ông Lem tất bật lo thức ăn cho 7.000 con tôm ở 90 lồng bè thả ở vùng biển xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh).
Nuôi tôm hùm phải chịu khó chăm sóc, giá tôm 1,2 - 1,8 triệu đồng/kg, nếu trúng vụ mỗi năm có thể lãi vài tỷ đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Lem cho biết: Đầu tiên phải mua giống tôm con về dưỡng.
Giai đoạn con non phải di chuyển lồng bè đến gần các bãi đá, san hô độ sâu 2 - 10 m.
Đến giai đoạn trưởng thành phải ra vùng nước sâu, thả tôm ở độ sâu 20 m.
Chúng có tập tính sống quần tụ chủ yếu ở tầng đáy với chất đáy sạch, không bùn.
Do đó, lồng bè phải thường xuyên được cọ rửa sạch sẽ.
“Chúng tôi nuôi khá nhiều loại tôm hùm (tôm hùm đá, tôm hùm đỏ, tôm hùm sen, tôm hùm bùn, tôm hùm út...).
Tôm hùm bông có kích thước lớn nhất, tăng trưởng nhanh nhất, giá trị kinh tế cao nhất.
Khi lựa tôm con phải có kinh nghiệm mới lựa đúng loại này để nuôi, mới đạt hiệu quả”, ông Lem cho biết.
Phải thường xuyên theo dõi tôm nuôi.
Về giá trị con tôm, ông Lem cho biết: Giá tôm hùm cao nhất vào dịp Tết, có thể đến 1,6 - 1,8 triệu đồng/kg tôm loại 1.
So với tháng 9, mỗi kg tôm có thể tăng lên 600.000 đồng.
Thu lợi từ vụ Tết có thể tăng thêm vài trăm triệu đồng.
Nguồn tôm hùm giống khai thác tự nhiên không ổn định, do phụ thuộc mùa vụ, diễn biến thời tiết, thay đổi dòng chảy và môi trường biển.
Thời điểm được mùa, giá tôm hùm giống 150.000 - 200.000 đồng/con, khi khan hiếm có thể 400.000 - 500.000 đồng/con.
Theo ông Lem, năm 2007 nghề nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa gặp “địa chấn” bệnh sữa khiến 60% tôm chết; từ đó bệnh này trở thành mãn tính, năm nào cũng gây thiệt hại cho ngư dân.
Nghề nuôi tôm hùm cho thu nhập rất cao nhưng lỗ thì rất nặng.
Nhiều trường hợp vay ngân hàng hàng trăm triệu đồng để nuôi tôm, nhưng giá tôm hạ, tôm bệnh nhiều khiến người nuôi lỗ nặng.
Giá tôm cuối năm 2014 từ 1,8 đến 2 triệu đồng/kg tôm loại 1; đầu năm 2015 giảm còn 1,7 - 1,8 triệu đồng/kg; nay còn 1,2 - 1,25 triệu đồng/kg.
Như vậy, mỗi kg tôm mất 400.000 - 750.000 đồng.
Với giá này, những ai mua con giống 500.000 - 520.000 đồng/con cầm chắc lỗ vốn; ai mới nuôi, giá giống 250.000 - 450.000 đồng/con thì phập phù, bất an.
Đau khổ nhất với người nuôi là tôm đã đến kỳ xuất bán nhưng bỏ ăn, chết vì các bệnh đỏ thân, sữa, đen mang...
Có thể bạn quan tâm

Năm nay thương lái về mua hồng không nhiều. Do đó, dọc quốc lộ 46, từ cầu Mượu (huyện Hưng Nguyên) đến thị trấn Nam Đàn, du khách dễ dàng bắt gặp cảnh người dân trải bạt ni lông bên đường để bán hồng. So với năm 2013, giá hồng hiện tại giảm khá nhiều, hồng trái nhỏ với giá 12.000đ/kg, loại to 16-18.000đ/kg.

Trong hoạt động kiểm tra giám sát ATVSTP, Sở Y tế TP.HCM đã chủ trì thành lập 4 đoàn liên ngành thanh tra 80 cơ sở, phát hiện 48 cơ sở vi phạm, xử lý 41 cơ sở với số tiền phạt hơn 600 triệu đồng, đình chỉ 4 cơ sở...

Theo tin từ TCty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2), Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) đang tiến hành mở 3 lớp tập huấn cho 91 cán bộ kỹ thuật của 19 công ty thành viên thuộc Vinafood 2 về nghiệp vụ quản lý cánh đồng lớn (CĐL).

Xuất khẩu 1.103 lô, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2013, trọng lượng 59.764 tấn, giảm 23,6%. Chủ yếu là các mặt hàng: Chuối xanh 1.059 tấn, gỗ ván bóc rừng trồng 36.321 tấn, sắn củ tươi 20.766 tấn, thảo quả 540 tấn, chanh quả 144 tấn, xoài quả tươi 180 tấn...

Với mặt hàng ca cao, giá đã có xu hướng tăng từ tháng 6/2013 ở mức 2.200 USD/T lên 3.200 USD/T vào tháng 10/2014 khi dịch Ebola uy hiếp châu Phi và gây lo âu cho toàn thế giới. Cùng với sự giảm nhiệt của dịch Ebola, giá ca cao hiện đã giảm xuống 2.874 USD/T (giá ngày 20/11).