Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tôm hùm như chăm con mọn

Nuôi tôm hùm như chăm con mọn
Publish date: Thursday. November 12th, 2015

Hằng ngày, từ mờ sáng, ông Lem tất bật lo thức ăn cho 7.000 con tôm ở 90 lồng bè thả ở vùng biển xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh).

Nuôi tôm hùm phải chịu khó chăm sóc, giá tôm 1,2 - 1,8 triệu đồng/kg, nếu trúng vụ mỗi năm có thể lãi vài tỷ đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Lem cho biết: Đầu tiên phải mua giống tôm con về dưỡng.

Giai đoạn con non phải di chuyển lồng bè đến gần các bãi đá, san hô độ sâu 2 - 10 m.

Đến giai đoạn trưởng thành phải ra vùng nước sâu, thả tôm ở độ sâu 20 m.

Chúng có tập tính sống quần tụ chủ yếu ở tầng đáy với chất đáy sạch, không bùn.

Do đó, lồng bè phải thường xuyên được cọ rửa sạch sẽ.

“Chúng tôi nuôi khá nhiều loại tôm hùm (tôm hùm đá, tôm hùm đỏ, tôm hùm sen, tôm hùm bùn, tôm hùm út...).

Tôm hùm bông có kích thước lớn nhất, tăng trưởng nhanh nhất, giá trị kinh tế cao nhất.

Khi lựa tôm con phải có kinh nghiệm mới lựa đúng loại này để nuôi, mới đạt hiệu quả”, ông Lem cho biết.

Phải thường xuyên theo dõi tôm nuôi.

Về giá trị con tôm, ông Lem cho biết: Giá tôm hùm cao nhất vào dịp Tết, có thể đến 1,6 - 1,8 triệu đồng/kg tôm loại 1.

So với tháng 9, mỗi kg tôm có thể tăng lên 600.000 đồng.

Thu lợi từ vụ Tết có thể tăng thêm vài trăm triệu đồng.

Nguồn tôm hùm giống khai thác tự nhiên không ổn định, do phụ thuộc mùa vụ, diễn biến thời tiết, thay đổi dòng chảy và môi trường biển.

Thời điểm được mùa, giá tôm hùm giống 150.000 - 200.000 đồng/con, khi khan hiếm có thể 400.000 - 500.000 đồng/con.

Theo ông Lem, năm 2007 nghề nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa gặp “địa chấn” bệnh sữa khiến 60% tôm chết; từ đó bệnh này trở thành mãn tính, năm nào cũng gây thiệt hại cho ngư dân.

Nghề nuôi tôm hùm cho thu nhập rất cao nhưng lỗ thì rất nặng.

Nhiều trường hợp vay ngân hàng hàng trăm triệu đồng để nuôi tôm, nhưng giá tôm hạ, tôm bệnh nhiều khiến người nuôi lỗ nặng.

Giá tôm cuối năm 2014 từ 1,8 đến 2 triệu đồng/kg tôm loại 1; đầu năm 2015 giảm còn 1,7 - 1,8 triệu đồng/kg; nay còn 1,2 - 1,25 triệu đồng/kg.

Như vậy, mỗi kg tôm mất 400.000 - 750.000 đồng.

Với giá này, những ai mua con giống 500.000 - 520.000 đồng/con cầm chắc lỗ vốn; ai mới nuôi, giá giống 250.000 - 450.000 đồng/con thì phập phù, bất an.

Đau khổ nhất với người nuôi là tôm đã đến kỳ xuất bán nhưng bỏ ăn, chết vì các bệnh đỏ thân, sữa, đen mang...


Related news

Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.

Friday. August 16th, 2013
Trồng Thảo Quả Trồng Thảo Quả

Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.

Friday. August 16th, 2013
Vốn Tín Dụng Cho Nông Nghiệp - Nông Thôn Vẫn Còn Nhiều Rào Cản Vốn Tín Dụng Cho Nông Nghiệp - Nông Thôn Vẫn Còn Nhiều Rào Cản

Nhà nước đã có không ít các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn để phát triển khu vực nông nghiệp-nông thôn (NN-NT), nhưng tại sao đến nay khu vực này vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn vay?

Friday. August 16th, 2013
Cứu Con Cá Tra Cứu Con Cá Tra

Từ giữa năm 2012 đến nay, con cá tra liên tục bị “mắc cạn”. Ngành công nghiệp chế biến cá tra đang gặp khó khi phải bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất. Hàng loạt hộ nuôi cá tra ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL “treo ao”, bỏ ao kéo dài. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lại bấp bênh…

Friday. August 16th, 2013
Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân

Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) vừa hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật trồng rau pó xôi gồm các nội dung từ khâu chọn giống đến kỹ thuật làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch bảo quản theo VietGAP cho hơn 1.300 lượt nông dân và 30 cán bộ khuyến nông tại các địa bàn Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng).

Friday. August 16th, 2013