Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Nuôi Tôm Càng Hồ Tây

Nuôi Tôm Càng Hồ Tây
Ngày đăng: 13/02/2012

Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965). Tôm càng cơ thể dài 5 – 10cm, con lớn nặng 17 – 20g/con. Con đực có lớp vỏ dầy xù xì, chi càng thứ 2 to. Cỡ dài 3 – 4cm có 350 – 500 trứng; 6 – 7cm có 1.000 – 2.200 trứng, 7 – 8 cm có 2.500 trứng. Mùa sinh sản vào tháng 3 - 6 và tháng 8 – 10. Đẻ nhiều lần trong 1 năm. Suốt đời tôm sống ở nước ngọt, lớn lên trong quá trình lột xác nhiều lần, con đực thường lớn hơn con cái, tôm chỉ sống được 1 năm hoặc hơn 1 năm.

Kỹ thuật nuôi:

Nuôi ghép tôm càng trong ao nuôi cá mè.

Diện tích ao: 2.000 – 3.000m2, nước sâu 1 – 1,5m, chủ động lấy và thoát nước, nguồn nước sạch. Mật độ thả 30 – 40 con/m2 (cỡ 2 – 3g/con). Phải tẩy dọn khử trùng ao sạch trước khi thả giống. Cho ăn thức ăn trực tiếp các loại cám gạo, bột đậu xay, bã đậu. Ngày cho ăn 2 lần, sáng sớm và chiều tối. Lượng cho ăn bằng 5 – 7% trọng lượng tôm trong ao.

Quản lý ao: Bón lót phân ban đầu và định kỳ để cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm.

- Không để tôm bị nổi đầu.

- Ao nuôi ghép với cá mè vừa bón phân vừa cho ăn trực tiếp. Sau 5 tháng nuôi đạt năng suất tôm và cá 750 – 1.500kg/ha.

* Cách nuôi đơn giản hơn là thả tôm bố mẹ đã ôm trứng vào ao nuôi cá. Mật độ thả 4 – 5kg/ha. Trước khi thả thử vào giai đặt ở trong ao, tôm đẻ và nở xong vớt tôm mẹ đi, thả tôm con ra ao. Ao cũng phải được tẩy dọn (bón vôi với lượng 30kg/100m2); bón phân gây mầu, bằng phân hữu cơ đã ủ hoai (với lượng 45 – 75kg/100m2).

Chú ý:

- Chỉ nuôi tôm càng với cá không ăn động vật như: Cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá trôi. Tránh nuôi ghép tôm càng trong các ao nuôi cá chép, cá diếc, cá rô phi, cá vược v.v… Ao nuôi tôm càng có thể ghép thêm trai ngọc nước ngọc để tận dụng quan hệ sinh thái cá – tôm – trai để nâng cao hiệu quả nuôi tổng hợp.


Có thể bạn quan tâm

Đặc Điểm Sinh Học Và Sinh Thái Của Tôm Càng Xanh Đặc Điểm Sinh Học Và Sinh Thái Của Tôm Càng Xanh

Chúng có mặt ở hầu hết các vùng nước ngọt nội địa như sông, hồ, đầm lầy, mương ao cũng như các vùng cửa sông. Hầu hết các loài đều cần có nước lợ cho các giai đoạn biến thái của ấu trùng. Một số loài thích nghi môi trường nước trong, một số loài khác gặp trong điều kiện nước rất đục như Tôm Càng Xanh M. rosenbergii.

13/02/2012
Vì Sao Tôm Càng Xanh Không Lột Vỏ Vì Sao Tôm Càng Xanh Không Lột Vỏ

Tôm và các loài giáp xác khác đều lột vỏ để tăng trưởng. Trường hợp tôm càng xanh không lột vỏ là do nguồn thức ăn cung cấp cho tôm không thoả đáng; nguồn nước ao nuôi bẩn, ô nhiễm, lượng oxy hoà tan trong nước không đủ cho nhu cầu hô hấp của tôm; tôm bị bệnh như bệnh đóng rong...

17/02/2011
Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Miền Núi Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Miền Núi

Được Trung tâm Khuyến nông huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh, ông Bùi Văn Mỹ ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nuôi trên quy mô 1ha gồm 4 ao

17/02/2011
Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Vườn Dừa Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Vườn Dừa

Nếu tận dụng mặt nước sẵn có từ vườn dừa, đồng thời áp dụng cải tiến một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý, chăm sóc tốt thì hàng năm chúng ta sẽ có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn, góp phần tăng thu nhập đáng kể và giải quyết một lượng lao động tại địa phương

23/07/2011
Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao

Ao nuôi tôm càng xanh thường được xây dựng ở vùng gần kinh rạch nơi có thể trao đổi nước dễ dàng có thể bằng thủy triều hay máy bơm

17/02/2011