Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Kinh Nghiệm Ương Giống Tôm Của Trung Tâm Giống An Giang

Kinh Nghiệm Ương Giống Tôm Của Trung Tâm Giống An Giang
Ngày đăng: 13/02/2012

Theo kế hoạch năm 2005, tỉnh AG sẽ thả nuôi 870 ha tôm càng xanh. Ðến nay các địa phương như huyện Châu Phú, Châu Thành, huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên đã thả nuôi trên diện tích gần 200 ha, đạt trên 20% so với kế hoạch tập trung chủ yếu là mô hình nuôi tôm chân ruộng. Về con giống tỉnh An Giang có Trung tâm giống Thuỷ sản tỉnh, trại giống Mỹ Châu, trại giống huyện Thoại Sơn và khoảng 20 trại ương giống khác của các trang trại tư nhân sẽ cung ứng gần 50 triệu con tôm giống.

Để nâng cao chất lượng giống phục vụ cho người chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản tỉnh đã không ngừng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để nguồn tôm giống cung ứng cho ngư dân đạt yêu cầu. Một vấn đề được Ngành nông nghiệp tỉnh đặt ra là tăng cường công tác kiểm tra giám sát những cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh nhằm nâng cao chất lượng giống phục vụ cho người chăn nuôi.

Tiếp xúc với chị Đoàn Thanh Dung, Phó trưởng trại giống Mỹ Thạnh trực thuộc Trung tâm tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản tỉnh chi cho biết. Từ tháng 4/2003 Trại giống Mỹ Thạnh tiếp nhận qui trình sản xuất giống tôm theo mô hình nước xanh cải tiến. Sau khi đưa qui trình vào ứng dụng, Trung tâm đã ương trên 1 triệu con tôm post giống, tuy nhiên khi đưa đến các hộ chăn nuôi thì tỷ lệ sống chỉ đạt 25%. Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản tỉnh đã phối hợp với cán bộ kỹ thuật chuyên ngành thuỷ sản để tìm hiểu nguyên nhân trên, qua đó đã rút ra một số kinh nghiệm là đa số ngư dân nuôi tôm ít quan tâm đến việc quản lý môi trường, mật độ thả dầy, trong ao ương dưỡng bà con ngư dân không xử lý tảo triệt để nên gây shook làm cho tôm chết.

Về phía Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản thì qui trình sản xuất giống tôm theo mô hình nước xanh cải tiến tuy có chi phí thấp, giá thành con giống giảm nhưng con giống lại mẩm cảm với môi trường nên tỷ lệ hao hụt cao làm cho bà con ngư dân bị thiệt hại nhiều. Để khắc phục tình hình trên, Trung tâm đã triển khai đồng thời các ao dưỡng nuôi tôm giống bằng cách nhận giống tôm từ các nơi về nuôi dưỡng để đạt post 15 giao lại cho ngư dân. Trong niên vụ năm 2003 Trung tâm đã giao trên 4,6 triệu con tôm post cho bà con ngư dân trong tỉnh, hầu hết đều đạt tỉ lệ sống cao.

Để tiếp tục khắc phục tồn tại trong việc sản xuất tôm giống, tháng 3/2004 Trại giống Mỹ Thạnh đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II về qui trình sản xuất tôm giống theo qui trình nước trong hở. Sau khi tiếp nhận công nghệ mới kết hợp với kinh nghiệm qua nhiều năm sản xuất tôm giống trước đây nên Trại đã ương mẻ giống đầu tiên với trên 3.500.000 con tôm post với tỷ lệ sống đạt từ 40 đến 50% trở lên, đạt yêu cầu của Ngành thuỷ sản hiện nay.

Trong niên vụ năm nay, Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản tỉnh dự kiến sẽ sản xuất 10 triệu con tôm giống để cung ứng cho nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh. Một trong những vấn đề Trung tâm đang tiếp tục nghiên cứu hiện nay là thực hiện đề án ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để ương giống tôm càng xanh toàn đực. Nếu dự án trên thành công sẽ mở ra triển vọng mới cho phong trào nuôi tôm trong tỉnh hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Sơ Lược Về Con Tôm Càng Xanh Sơ Lược Về Con Tôm Càng Xanh

TCX sống được ở phạm vi nhiệt độ rộng từ 18- 34°C, nhưng nhiệt độ nước tốt nhất là 26-3 l°c. Nhiệt độ dưới 24°c và trên 32°c tôm giảm ăn, Ngoài phạm vi nhịệt độ này tôm sính trưởng chậm, khó lột xác, dễ chết.

03/03/2013
Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Miền Núi Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Miền Núi

Được Trung tâm Khuyến nông huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh, ông Bùi Văn Mỹ ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nuôi trên quy mô 1ha gồm 4 ao.

06/07/2013
Bệnh Đục Cơ Ở Tôm Càng Xanh Bệnh Đục Cơ Ở Tôm Càng Xanh

Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn tôm bột (PL), quan sát trong bể nuôi thấy xuất hiện một số con có màu trắng đục trên thân, điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra, tôm bị bệnh bơi lội khó khăn, những con bị nặng sẽ chết. Bệnh xảy ra mang tính tự phát do các hiện tượng sốc của môi trường: nhiệt độ, độ mặn và oxy, kết hợp với mật độ nuôi cao, kỹ thuật nuôi không phù hợp.

06/07/2013
Bệnh Hoại Tử Ở Tôm Càng Xanh Bệnh Hoại Tử Ở Tôm Càng Xanh

Quan sát trong bể nuôi thấy ấu trùng bơi không bình thường, hoặc chìm nhiều ở đáy bể, quan sát trên kính hiển vi thấy các phần phụ cuả ấu trùng bị ăn mòn, hoặc cụt như chủy, chân bụng, chân ngực, chỗ bị ăn mòn có màu vàng cam. Khi bị bệnh nặng, không trị kịp thời ấu trùng chết nhiều.

06/07/2013
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Mương Vườn Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Mương Vườn

Nếu tận dụng tốt mặt nước từ các mương vườn, đồng thời áp dụng một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý, chăm sóc tốt thì hằng năm chúng ta có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn.

01/08/2013