Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Miền Núi

Được Trung tâm Khuyến nông huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh, ông Bùi Văn Mỹ ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nuôi trên quy mô 1ha gồm 4 ao.
1. Chuẩn bị ao nuôi
Bốn ao có diện tích từ 1.500 - 4.500m2, độ sâu từ 1,2 - 1,8m, với bờ ao bao chắc chắn, tiện cấp - thoát nước. Xung quanh ao có xây dựng hệ thống lưới chắn để tránh ếch, cua, cá rô đồng... vào ao hại tôm.
2. Thả giống
- Đợt 1: Thả 6 vạn con, trọng lượng 1.500 con/kg.
- Đợt 2: Sau đó khoảng 20 ngày, thả 6 vạn con có trọng lượng 1.400 con/kg. Mật độ thả 8 con/m2.
3. Thức ăn
Thức ăn dùng nuôi tôm gồm cám tổng hợp, kết hợp bón phân chuồng và lá dầm. Tháng đầu cho thức ăn chuyên dùng cho cá có độ đạm cao 36-40%, lượng thức ăn cho ăn bằng 40% trọng lượng tôm.
Các tháng tiếp theo sử dụng cám Con cò, kết hợp với cám gạo, ngô, sắn, lượng thức ăn cho ăn giảm dần từ 20% ở tháng thứ 2, xuống 10% tháng thứ 3, rồi 5% tháng thứ 4 và 3-2% ở tháng thứ 5. Cho tôm ăn 3 lần/ngày vào buổi sáng, chiều và tối, trong đó lượng thức ăn buổi sáng và chiều chiếm 70%. Phân chuồng và lá dầm bón 1 lần/tháng, mỗi loại 10 - 15kg/100m2 ao.
Cấp nước 1 lần/tháng và sử dụng máy quạt nước khi cần thiết.
4. Phòng bệnh
Định kỳ bón 4kg vôi/100m2/lần/tháng để trừ tạp chất, diệt vi khuẩn gây bệnh cho tôm.
Kết quả là sau 6 tháng nuôi, với diện tích 1ha thu được 1.200kg tôm, cỡ trung bình 30-40g/con, thu lãi hơn 17 triệu đồng
Có thể bạn quan tâm

Tôm cành xanh lớn lên qua các lần lột vỏ. Tôm chậm lột vỏ hoặc không lột vỏ thì giảm tăng trưởng, dễ bị bệnh, còi cọc, giảm năng suất nuôi.

Tôm càng xanh là loài thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi, nhưng để đạt được điều này đòi hỏi người nuôi phải nắm kỹ quy trình kỹ thuật nuôi nhất là kỹ thuật cho tôm ăn và quản lý thức ăn làm sao để đạt hiệu quả.

Tôm càng xanh là loài giáp xác nếu muốn tăng trưởng và phát triển thì phải qua quá trình lột xác. Loài tôm càng xanh có đặc tính hay ăn thịt lẫn nhau. Những con mới lột xác vỏ mềm, nằm một chỗ sẽ là miếng mồi ngon cho những con tôm vỏ cứng khác lúc đói .

Mặc dù, tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nuôi không đem lại lợi nhuận cao như đối với tôm nuôi nước lợ nhưng ít rủi ro dịch bệnh và có hiệu quả ổn định.

Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm, năm nào nước lũ đổ về nhiều, nguồn nước ngọt tự nhiên dồi dào, nông dân không cần phải xử lý nước, giúp tôm mau lớn.