Nuôi Thử Nghiệm Giống Lợn Hương

Mô hình “Nuôi thử nghiệm lợn hương theo hướng an toàn sinh học” vừa được Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai trên địa bàn huyện Đạ Huoai với 5 hộ gia đình ở xã Mađagui, xã Đạ Oai và thị trấn Mađagui tham gia với số lượng đầu con giống không nhiều.
Tuy nhiên, theo Trung tâm, đây sẽ là mô hình có thể phát triển nhanh trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới bởi sự thích nghi của giống lợn này với điều kiện khí hậu Lâm Đồng. Lợn hương được đưa vào nuôi thử nghiệm tại Đạ Huoai là giống lợn thuần (gần giống với lợn Móng Cái), có đặc điểm thân ngắn và tròn, có tầm vóc nhỏ, thịt chắc (tỷ lệ nạc khá cao), mõm thuôn dài...
Đặc biệt, giống lợn này thường ăn nhiều rau, nhất là các loại rau cỏ có tính dược liệu, nên thịt khá thơm (có người ví thịt lợn hương giống thịt chồn hương) và có giá khá cao trên thị trường.
Về tăng trưởng, lợn hương sau 8 tháng nuôi chỉ đạt trọng lượng trung bình khoảng 40kg nhưng nhờ giá thịt khá cao nên hiệu quả kinh tế mang lại cho nông dân là không nhỏ. Hiện mô hình nuôi thử nghiệm lợn hương đã được một số tỉnh, thành trong cả nước triển khai.
Nguồn bài viết: http://baolamdong.vn/kinhte/201412/nuoi-thu-nghiem-giong-lon-huong-2379265/
Có thể bạn quan tâm

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, nắng hạn đang diễn biến gay gắt, độ mặn cao đã gây bất lợi xuất hiện dịch bệnh cho mùa vụ nuôi tôm tại Cà Mau. Qua hai tháng đầu năm, nhất là từ sau Tết Quý Tỵ đến nay, toàn tỉnh đã có gần 140 ha diện tích ao đầm nuôi tôm sú công nghiệp bị dịch bệnh chết trắng, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.

Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

Việc phát triển mạnh cây keo lá tràm góp phần làm thay da đổi thịt vùng đất Thạnh Phú (xã Đại Chánh, Đại Lộc, Quảng Nam), tạo điều kiện để người dân nơi đây có cuộc sống ổn định.

Thông tin từ lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến cuối tháng 5-2012, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt 72/130 ha, tương đương với lượng tôm giống được di ương về là 72 triệu con.

Hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” không những tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn tăng lợi nhuận giá thành sản phẩm, nhất là hiện nay, khi giá lúa nằm ở mức thấp, việc áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đối với nông dân.