Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm

Trước đó, năm 2011 Trung tâm KN-KN Quảng Bình xây dựng thành công mô hình nuôi cá lăng chấm trong ao đất tại hộ ông Bùi Viết Phương ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch.
Tháng 6/2014, Phòng NN-PTNT Tuyên Hóa đã tiến hành tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi cá lăng chấm cho các hộ gia đình ở 2 xã Châu Hóa và Sơn Hóa, bước đầu cho kết quả rất tốt. Cá sinh trưởng và thích nghi nhanh với khí hậu, môi trường nơi đây.
Điển hình là hộ ông Lê Văn Tài ở xã Châu Hóa đầu tư hơn 50 triệu đồng làm 6 lồng nuôi thả gần 700 con cá giống.
Cá sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 80%. Sau 5 tháng, trung bình mỗi con nặng từ 1,7 - 2,5 kg, bán 220 ngàn đồng/kg.
Cá lăng chấm nuôi trong lồng thì lồng phải làm bằng khung gỗ hoặc khung sắt. Độ sâu mực nước trong lồng đạt 2m. Lồng dùng bó tre hoặc thùng phuy làm phao để giảm độ chao lắc. Đặt lồng ở nơi có nước chảy vừa phải, không quá mạnh.
Đối với ao nuôi bờ ao có thể là bờ đất hoặc được xây kè kiên cố bằng gạch hoặc bê tông. Ao có cống cấp và cống thoát chủ động.
Ao được xây dựng tại những nơi có nguồn nước cấp chủ động, tốt nhất là gần các hồ chứa thủy nông có nguồn nước chảy quanh năm, thuận tiện để thay nước.
Có thể bạn quan tâm

Việc tăng cường giám sát chất lượng con giống là yêu cầu bức thiết hiện nay của ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh ngành đang dồn sức triển khai đề án tái cơ cấu.

Trên địa bàn huyện Cam Lâm hiện có 5 xã, thị trấn hoạt động nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 560 ha. Bà con chủ yếu nuôi tôm thẻ, tôm sú, cá các loại và trồng rong sụn.

Thời gian gần đây, nạn trộm cắp lưới đánh bắt hải sản của ngư dân vùng biển huyện Hải Hậu (Nam Ðịnh) xảy ra thường xuyên, khiến các chủ tàu cá thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, hiện dịch bệnh, chết đang xảy ra ở tôm sú nuôi ghép với cua tại xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu) trên diện tích 4.000m2, với tỉ lệ khoảng 90%.

Không qua một lớp tập huấn kỹ thuật nào nhưng với lòng đam mê cùng nghị lực vươn lên làm giàu, chị Đinh Thị Bàn ở thôn Tiến Hóa 2, xã Hồng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) tự học và nuôi thành công hàng chục đàn ong mật. Đến nay, chị đã có 60 đàn ong, cho thu nhập khá.