Nuôi Thỏ Giống Một Vốn, Bốn Lời Ở Cái Nước (Cà Mau)
Hiện nay có rất nhiều mô hình làm kinh tế của đoàn viên, thanh niên trong huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến mô hình nuôi thỏ giống của anh Nguyễn Văn Trạng, Bí thư Chi đoàn ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước.
Anh Nguyễn Văn Trạng cho biết, thanh niên nông thôn sống chủ yếu bằng nghề nuôi thuỷ sản là chính, nên mỗi khi gặp tình trạng tôm nuôi bị chết sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, qua thời gian tìm tòi, học hỏi và nhận thấy rằng mô hình nuôi thỏ giống tăng thêm thu nhập cho gia đình nên anh không ngại khó khăn vất vả, lặn lội đến tận tỉnh Bến Tre tìm mua thỏ giống về nuôi.
Ban đầu anh chỉ mua 4 cặp thỏ về nuôi để rút kinh nghiệm và nhận thấy thỏ thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu ở đây và sau một thời gian nuôi thỏ đã sinh sản. Thời gian sinh sản của thỏ rất ngắn, chỉ sau 2 tháng phối giống sẽ cho ra một lứa, trung bình từ 8-10 con, nên số lượng đàn thỏ của gia đình anh trạng tăng lên rất nhanh.
Đến nay gia đình anh Trạng có trên 20 cặp thỏ giống và rất nhiều thỏ con. Thức ăn cho thỏ chủ yếu là các loại rau, cỏ. Chuồng nuôi thỏ cũng đơn giản, chủ yếu làm bằng cây gỗ ở địa phương nên không tốn kém nhiều chi phí.
Giá thỏ giống khá hấp dẫn, trung bình mỗi con từ 80.000-100.000 đồng, nên hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Hiện nay trung bình mỗi tháng anh Trạng thu nhập trên dưới 4 triệu đồng tiền bán thỏ giống.
Ngoài nguồn thu nhập từ việc bán thỏ giống, anh Trạng còn tận dụng phân thỏ để bón cho cây trồng và thấy hiệu quả, nên bà con trong khu vực đến mua mỗi ký giá 5.000 đồng, góp phần giúp cho gia đình anh Trạng tăng thêm nguồn thu nhập.
Ông Nguyễn Đức Khuôl, Trưởng ấp Ngọc Tuấn, cho biết: “Đây là mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tôi nhận thấy mô hình này cần được nhân rộng, tạo hướng đi mới phát triển kinh tế gia đình, giúp nông dân cải thiện cuộc sống”.
Không chỉ biết làm giàu cho bản thân, anh Nguyễn Văn Trạng còn năng nổ, nhiệt tình trong công tác Đoàn.
Với cương vị là một Bí thư chi đoàn ấp, anh thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, mang theo kinh nghệm, khát vọng và cả lòng nhiệt huyết của bản thân để tuyên truyền, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên trong ấp cùng tham gia phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình.
Nhiều năm liền anh vinh dự được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Cà Mau và Huyện đoàn Cái Nước tặng bằng khen, giấy khen về thành tích hoàn thành xuất sắc công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Hội nhập càng sâu với thế giới, hàng Việt càng nguy cơ bị cạnh tranh nhiều, nhưng công cụ phòng vệ thương mại vẫn ít được doanh nghiệp dùng.
Để nắm bắt thời cơ hội nhập quốc tế, khởi nghiệp không chỉ là chuyện của cộng đồng doanh nghiệp, mà còn là chuyện chung của cả xã hội.
Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh đã quan tâm nghiên cứu, đưa vào ứng dụng các đề tài, dự án, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mang lại cuộc sống mới cho người dân nông thôn.
Trong tổng số khoảng 3.500 doanh nghiệp cả nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì phần lớn trong số này có quy mô nhỏ, vốn dưới 5 tỷ đồng.
Hai năm gần đây, nhiều hộ dân ở ấp Bình Trung, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, đã mạnh dạn đầu tư cải tạo vườn tạp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt. Phong trào này đã mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.