Nuôi Sò Huyết Thương Phẩm Mô Hình Mang Lại Hiệu Quả Cao Ở Đông Thới (Cà Mau)
Do trong quá trình nuôi ít tốn kém nên con sò huyết hiện nay đang được nhiều người dân xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), đầu tư phát triển.
Anh Trương Quang Khải, ấp Khánh Tư, xã Đông Thới, cho biết, gia đình chỉ hơn 2 công vuông, thu nhập từ con tôm không đủ trang trải, anh thả nuôi thêm sò huyết. Chỉ sau 8 tháng nuôi anh thu hoạch được trên 60 triệu đồng.
Khi con tôm bấp bênh bởi dịch bệnh, sò thương phẩm lại có giá (sò loại 60 con/kg giá 60.000 đồng; loại 20 con/kg giá 130.000 đồng), kỹ thuật nuôi đơn giản, không cần cho ăn, không sử dụng các loại thuốc, hoá chất, những vùng có thuỷ triều lên xuống và phù sa nhiều là có thể nuôi được sò nên nhiều người dân ở xã Đông Thới rất phấn khởi và mạnh dạn phát triển mô hình sò nuôi trong vuông tôm, các bãi ven sông.
Hiện tại, các tuyến sông trên địa bàn xã cũng cung cấp một lượng sò giống khá lớn cho người nuôi nơi đây. Nhờ thế, giải quyết khá nhiều công ăn, việc làm mang lại thu nhập cho những hộ nghèo, hộ không đất sản xuất.
Từ kinh nghiệm nuôi những năm đầu chuyển dịch, anh Trần Văn Út chia sẻ: "Nuôi sò huyết ít xảy ra dịch bệnh và khi có dịch thì hộ nuôi vẫn lấy được vốn và có lãi bởi dịch bệnh thường xảy ra ở giai đoạn sò từ 4 tháng tuổi. Để hạn chế dịch bệnh, người nuôi nên thả dày, khoảng 30 con/m2 là vừa”.
Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thới Lê Hoàng Anh cho biết, chính hiệu quả của con sò huyết mang lại trong 2 năm qua nên từ 2 ấp có dân nuôi sò, nay đã phát triển ra trong toàn xã. Theo đó, xã đang hình thành thêm 5 tổ hợp tác, nâng tổng số đến nay là 8 tổ hợp tác nuôi sò. Bên cạnh đó, xã tiếp tục tập huấn kỹ thuật để người dân thực hiện mô hình hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình Câu lạc bộ (CLB) “Gia đình 5 không, 3 sạch” tại Chi hội Phụ nữ thôn Thành Sơn (xã Xuân Hải, Ninh Hải) mới đi vào hoạt động được một năm nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp chị em phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Nhìn cơ ngơi làm ăn bề thế của anh nông dân trẻ Phạm Văn Tiến ít ai ngờ nơi đây nguyên là vùng sỏi đá. Bằng ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, anh biến đồi hoang thành những vườn nho bốn mùa cho trái ngọt và những thửa ruộng vàng thơm sắc lúa. Anh Tiến là điển hình tiêu biểu của lớp nông dân trẻ sinh trưởng sau mùa xuân 1975 năng động có kiến thức vươn lên làm giàu bền vững ở xã Nhị Hà.
Trở lại xã Quảng Sơn vào những ngày giữa tháng ba, chúng tôi gặp nông dân địa phương khẩn trương thu hoạch mía đường. Hàng chục chiếc xe tải xuôi ngược đi về chở mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường Phan Rang.
Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.
Là thôn đầu tiên thử nghiệm mô hình cấy lúa chống hạn, đến nay thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) đã bước sang vụ thứ hai. Bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi trước hiệu quả kinh tế từ mô hình này.