Nuôi rùa - 300m2 cho lãi 150 triệu đồng/năm
Điều đáng khâm phục là mô hình nuôi rùa của ông được thực hiện trên một diện tích nhỏ (khoảng 300m2 bao gồm đất xây dựng chuồng trại và diện tích ao) nhưng mỗi năm trừ chi phí ông bỏ túi trên 150 triệu đồng.
Ông Huỳnh Văn Chính kiểm tra rùa nuôi.
Ông Chính cho biết, trước đây ông trồng lúa, trồng rau, trồng cây ăn trái, chăn nuôi nhưng hiệu quả không cao
. Đến năm 2010, nhờ người quen giới thiệu, ông biết đến mô hình nuôi rùa thịt và quyết định mua giống rùa về nuôi thử nghiệm.
Ông bỏ tiền ra xây dựng chuồng trại, đồng thời cải tạo cái ao bỏ hoang phía sau nhà để nuôi rùa.
Ban đầu ông chỉ nuôi thử nghiệm một số ít vì giá rùa giống khá cao (hơn 1 triệu đồng/con).
Nhờ chịu khó và tiếp thu những hướng dẫn về kỹ thuật nên chỉ sau một năm, ông Chính đã nắm được các kỹ thuật nuôi rùa, tạo điều kiện cho rùa phát triển.
Thấy thị trường khá rộng mở, ông tự tin tăng thêm số lượng rùa trong trại và chọn làm hướng phát triển kinh tế của gia đình.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi rùa thịt, ông Chính cho biết phải thiết kế chuồng trại thông thoáng, đủ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nhất là phải đảm bảo đủ rộng để có chỗ ăn, chỗ chơi và hệ thống thoát nước cho rùa phát triển tốt nhất.
Bên ngoài chuồng trại phải đảm bảo chắc chắn, được xây dựng bằng tường gạch, có lưới sắt phủ bên trên.
Về thức ăn cho rùa, ông Chính cho biết chủ yếu là rau muống, lục bình, ốc, phụ phẩm của thịt gà... nên rẻ và dễ tìm. Rùa là loài sinh trưởng nhanh, sau một năm rưỡi có thể xuất bán được.
Dù chỉ với diện tích 300m2 nhưng trại rùa của ông nuôi được khoảng 400 con rùa thương phẩm và 30 cặp rùa bố mẹ (được tách ra ở khu vực riêng để tiện chăm sóc).
Đến đợt xuất bán, thương lái tự tìm đến nhà thu mua, với giá dao động từ 600.000 – 700.000 đồng/kg. Đặc biệt dịp cuối năm nhu cầu thị trường cao nên rùa “cháy hàng”, không đủ cung cấp. Nói chung đầu ra sản phẩm rất ổn định.
Thấy nuôi rùa thịt có hiệu quả so với các cây trồng khác nên ông Chính dự định mở rộng diện tích chuồng trại, liên kết thêm các hộ nuôi rùa ở địa phương để cùng phát triển vật nuôi này.
Ngoài nuôi rùa, ông còn tận dụng diện tích mặt nước dưới ao để nuôi cá giúp tăng thu nhập. Nhờ vậy gia đình ông sống ổn định, con cái học hành đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, Cà Mau tập trung mọi nguồn lực theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng GTNT, nhằm góp phần làm thay đổi nhanh diện mạo nông thôn, rút ngắn dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản và nhiều hộ nuôi tôm đang lo lắng trước thông tin Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định sơ bộ, áp thuế chống trợ cấp tôm nhập từ Việt Nam lên mức rất cao từ 5,08%-7,05%.
Với vai trò là đơn vị chuyển giao, tư vấn khoa học - kỹ thuật đến với bà con nông dân, vào ngày 19/6, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau tổ chức thực hiện cuộc toạ đàm trực tiếp trên sóng phát thanh - truyền hình “Bàn chuyện nhà nông” với chủ đề “Thâm canh lúa hè thu” nhằm giúp nông dân giao lưu, trao đổi ý kiến nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, Võ Văn Sóng ngụ ở ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã quyết định đưa con sò huyết vào nuôi ngay trên diện tích ao nuôi tôm sú và đã thu được kết quả cao. Anh là người đầu tiên ở địa phương nuôi thử nghiệm thành công mô hình này.
Từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng trái cây chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long được mùa, được giá, nhiều nông hộ đạt thu nhập cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa năng suất cao.