Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dưa Hấu Tết Vào Vụ Sản Xuất

Dưa Hấu Tết Vào Vụ Sản Xuất
Ngày đăng: 18/12/2013

Như một thông lệ, cứ khoảng cuối tháng 10 - đầu tháng 11 âm lịch, trong khi người trồng lúa đang bận rộn việc xuống giống vụ Đông xuân thì người trồng dưa cũng rộn ràng bắt đầu vào vụ tết.

Lũ chậm rút, nông dân xuống giống trễ

Anh Trần Văn Hải ở ấp 3, xã Thuận Hòa, Long Mỹ (Hậu Giang) cho biết: “Mọi năm cứ vào khoảng thời gian từ ngày 20-25 tháng 10 (âm lịch) là bà con nông dân trồng dưa hấu đã xuống giống để chuẩn bị kịp phục vụ Tết Nguyên đán. Thế nhưng năm nay, nước lũ trên đồng ruộng còn khá cao nên xuống giống trễ”.

Một số ruộng dưa chưa có hệ thống đê bao thì vẫn còn chờ đợi nước rút rồi mới tiến hành gieo hạt. Anh Trần Văn Hải chia sẻ: “Vụ dưa hấu năm nay của gia đình tôi sẽ không thu hoạch đúng dịp tết được, đợi rút nước rồi mới xuống giống thì đã trễ. Vì vậy, tôi để qua tết mới thu hoạch”. Không riêng gì gia đình anh Hải, nhiều bà con trồng dưa tại xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy), xã Long Bình, xã Long Trị (Long Mỹ) dù đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cũng đành lỗi hẹn mùa dưa.

Ngoài ra, do ảnh hưởng về giá cả nên diện tích trồng dưa cũng có xu hướng giảm. Ông Võ Văn Năng, Chủ nhiệm HTX dưa hấu VietGAP, ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy cho biết: “Diện tích trồng dưa của HTX là 10ha nhưng vụ này chỉ xuống giống 3,6ha, chủ yếu là những thửa đất có đê bao, diện tích còn lại qua tết mới bắt đầu gieo. Vụ dưa vừa qua, bà con thu lợi thấp nên vụ tết này còn e ngại”.

Theo ông Võ Minh Chính, chủ cơ sở kinh doanh hạt giống, ấp 1, thị trấn Long Mỹ cho biết: “Năm nay, giá hạt giống không tăng nhiều nhưng hạt giống bán ra giảm hẳn. Nghe người trồng dưa nói vụ vừa qua có lời thấp quá nên vụ này bà con còn khá e dè”.

Lợi thế của đê bao khép kín

Tuy nhiên, đối với những vùng có trạm bơm điện và hệ thống đê bao khép kín, những ngày cuối tháng 10 âm lịch, không khí chuẩn bị dưa tết đã nhộn nhịp hẳn lên. Được biết, trong vụ mùa này bà con ưu tiên chọn giống dưa trái tròn được thị trường ưa chuộng chưng tết như dưa có hạt Thành Long, Hoàng Bảo Bảo và dưa không hạt Mặt Trời Đỏ…

Bên cạnh đó, để chủ động trong lịch gieo giống, nhiều nông dân đã tự đặt máy bơm thoát nước trước khi lũ rút. Ông Võ Văn Năng chia sẻ thêm: “Để đảm bảo dưa kịp cung ứng cho khách hàng vào những ngày cuối năm, mấy bữa nay các máy bơm của HTX hoạt động liên tục”. Ngoài ra, công đoạn lên liếp, đậy màng phủ và gieo hạt vào bầu được các nông dân tiến hành cùng lúc.

Theo dự đoán của nhiều nông dân, giá dưa hấu tết năm nay có thể ở mức cao. Vào những ngày cuối năm, dưa hấu là một phần không thể thiếu trên thị trường. Hiện tại, thương lái đã đặt hàng tại một số rẫy dưa chuyên sản xuất theo hướng GAP và giống dưa quả tròn để chưng tết. Một số nhà vườn nắm được tình hình nên đã mạnh dạn đầu tư và kỳ vọng vào một mùa dưa tết bội thu.

Anh Nguyễn Thanh Triều, ấp Bình Thạnh, xã Long Bình, Long Mỹ có trên 4 công đất trồng dưa hấu. Anh sử dụng màng phủ nông nghiệp trồng dưa hấu, giảm chi phí, cho ra sản phẩm sạch. Anh Triều chia sẻ: “Vụ dưa vừa qua nhà tôi bị lỗ vốn nhưng tôi vẫn quyết tâm trồng lại. Hiện, tôi đang tiến hành bầu hạt, dự định 2-3 hôm nữa sẽ đặt cây con”.

Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Những ngày gần đây, thời tiết tương đối thuận lợi và thích hợp cho việc xuống giống dưa hấu. Mặc dù lũ rút chậm nhưng nhiều nông dân đã chủ động bơm rút nước, gom mô… Đối với dưa hấu tiêu chuẩn VietGAP, năm nay chưa có nhà vườn nào ứng dụng mà chỉ sản xuất theo hướng GAP”.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo Xác Định Nguyên Nhân Gây Chết Trên Ngao, Tu Hài Nuôi Hội Thảo Xác Định Nguyên Nhân Gây Chết Trên Ngao, Tu Hài Nuôi

Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội thảo xác định nguyên nhân gây chết trên ngao, tu hài nuôi và giải pháp khôi phục nghề nuôi.

08/09/2014
Nắng Nóng Kéo Dài, Nhà Vườn Thất Thu Nắng Nóng Kéo Dài, Nhà Vườn Thất Thu

Nắng nóng kéo dài hơn một tháng qua không chỉ gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu mà còn khiến nhiều diện tích cây ăn quả trên địa bàn Tiên Phước có nguy cơ bị thất thu.

27/06/2014
2 Tôm 1 Lúa 2 Tôm 1 Lúa

Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.

08/09/2014
Ngán Ngẩm Cá Rô Đầu Vuông Ngán Ngẩm Cá Rô Đầu Vuông

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.

27/06/2014
Phát Triển Đàn Bò Lai Ở Văn Luông (Phú Thọ) Phát Triển Đàn Bò Lai Ở Văn Luông (Phú Thọ)

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

08/09/2014