Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Lối Cho Cá Chình Thương Phẩm

Mở Lối Cho Cá Chình Thương Phẩm
Ngày đăng: 19/12/2013

Theo Thạc sĩ Hoàng Văn Duật - Giám đốc Trung tâm Tư vấn - Sản xuất và Dịch vụ khoa học công nghệ (KH-CN) thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (NCNTTS) III, việc nghiên cứu ương, nuôi cá chình thương phẩm bước đầu đã thành công. Điều này hứa hẹn nhiều triển vọng cho nghề nuôi cá chình trong thời gian tới.

Đưa chúng tôi đi thăm khu vực nuôi thử nghiệm cá chình tại Công ty Vạn Xuân (thôn Suối Lau, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm - Khánh Hòa), ông Duật cho rằng, đây là địa điểm lý tưởng cho các loại hình nghiên cứu, thử nghiệm sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, đặc biệt là cá chình.

Bởi lẽ, thời tiết, khí hậu nơi đây thuận lợi, nhiệt độ mát mẻ, nguồn nước tốt, dồi dào. Để tiến hành nuôi thử nghiệm, chủ nhiệm Dự án đã tổ chức đội ngũ cộng sự có trình độ tay nghề cao, phân công theo dõi chặt chẽ, bám sát các nội dung nghiên cứu. Khu trang trại lắp đặt chủ động nguồn điện bảo đảm cung cấp oxy cho cá, nguồn điện dự phòng và hệ thống oxy lỏng cung cấp cho các thí nghiệm.

Theo ông Duật, Dự án đang thực hiện quy mô thử nghiệm, bước đầu đã thành công trong việc ương nuôi cá chình bột lên thương phẩm (2kg/con). Trong quá trình thực hiện Dự án, nhóm nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn như: Dịch bệnh trên cá chình khá phức tạp; việc thu gom con giống, thu mua của người dân đánh bắt từ tự nhiên mất nhiều thời gian, công sức, không sạch bệnh; có khi khan nguồn giống phục vụ thử nghiệm nên phải đặt mua từ nước ngoài; nguồn thức ăn phải nhập khẩu...

Ngoài ra, quy trình công nghệ chưa ổn định, đặc biệt là thiết bị máy móc phục vụ ương nuôi cá chình chưa đồng bộ nên ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu đã có nhiều cố gắng để thực hiện Dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, về cơ bản, đề tài đã đưa ra được quy trình ương, nuôi cá chình từ giai đoạn bột đến thương phẩm.

Ông Duật tin tưởng, triển vọng của nghề nuôi cá chình rất lớn, đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu sắc. Việc hoàn thiện và đưa ra quy trình nuôi sẽ giúp nghề nuôi cá chình phát triển mạnh trong thời gian tới. Dự án có rất nhiều nghiên cứu, chuyên đề phức tạp nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho nghề nuôi; đồng thời định hướng sự phát triển nghề nuôi trong thời gian tới.

Nuôi cá chình tại Việt Nam có nhiều thuận lợi bởi khí hậu, nhiệt độ thích hợp cho điều kiện sống của cá; đồng thời không mất chi phí để nâng nhiệt như các nước ôn đới. Do vậy, chi phí nuôi tại Việt Nam chỉ bằng 30 - 40% của thế giới. Cũng vì vậy, lợi nhuận nuôi cá chình sẽ tăng lên.

Hiện nay, nhu cầu nuôi cá chình thương phẩm rất lớn, sản phẩm luôn thiếu hụt tại các nhà hàng, khách sạn; giá thu mua tại chỗ đạt bình quân 400.000 - 450.000 đồng/kg, thời điểm thấp nhất cũng 350.000 đồng/kg. Do vậy, nghề nuôi cá chình luôn hấp dẫn nông dân cũng như những nhà đầu tư nuôi trồng thủy sản.

Dự án hiện còn rất nhiều nội dung cần nghiên cứu, khảo nghiệm, tiếp tục tiến hành trong thời gian tới. Tuy nhiên, những thành công bước đầu trong việc ương, nuôi cá chình hứa hẹn mở ra triển vọng cho nghề nuôi cá chình trên địa bàn cả nước.

Cá chình có quá trình sinh sản phức tạp, phụ thuộc vào tự nhiên. Đến nay, ngay cả các nước có nghề nuôi tiên tiến vẫn chưa thể cho sinh sản thành công cá chình. Chính vì vậy, Dự án “Hoàn thiện công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chình hoa (Aguilla marmorata) theo hình thức công nghiệp” ra đời. Đây là đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước của Bộ KH-CN, được giao cho Viện NCNTTS III, do Thạc sĩ Hoàng Văn Duật chủ nhiệm dự án, thực hiện trong 36 tháng (từ tháng 10-2012 đến tháng 10-2015).


Có thể bạn quan tâm

81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số

8 tháng của năm 2015, 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm của 13 doanh nghiệp và 68 hộ dân đã được cấp mã số, với 646 ao, tổng diện tích nuôi 603,21 héc-ta.

03/09/2015
Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi

Hiện nay, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có 250 ha nuôi thủy sản nước lợ với 105 hộ tham gia.

03/09/2015
Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2 Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, cho biết: Trong tháng 8/2015, nông dân các huyện ven biển thả nuôi 167 triệu con tôm sú, diện tích 527 ha, hơn 510 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 810 ha. Nâng tổng số đến nay toàn vùng thả nuôi 1,97 tỷ con tôm sú, diện tích 19.125 ha; 2,28 tỷ con thẻ chân trắng, diện tích 4.139 ha. Sản lượng thu hoạch đến tháng 8/2015 là 19.724 tấn/40.425 tấn (8.049 tấn tôm sú, 11.675 tấn tôm thẻ chân trắng), đạt 48,7% kế hoạch, giảm hơn 9.100 tấn (tôm sú 1.856 tấn, tôm thẻ 7.195 tấn) so cùng kỳ.

03/09/2015
Mỹ thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force) đối phó với hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên bất hợp pháp, không khai báo và phi pháp (IUU) Mỹ thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force) đối phó với hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên bất hợp pháp, không khai báo và phi pháp (IUU)

Ngày 7/8/2014 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) về việc Tổng thống Obama trực tiếp chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force)

03/09/2015
Niềm đam mê của bà chủ trang trại Niềm đam mê của bà chủ trang trại

Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.

03/09/2015