Nuôi Rắn Thu Tiền Tỷ
Anh Trần Đình Vường là một trong những người đầu tiên ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình nuôi rắn. Giờ đây, mỗi năm rắn đem về cho gia đình anh tiền tỷ.
Câu chuyện của anh bắt đầu từ năm 2000, khi anh nuôi thí điểm 7 khu với 2 loại rắn hổ mang trâu và hổ mang đen. Nhưng do thiếu kinh nghiệm nên số rắn chết rất nhiều. Năm 2008, theo anh đây là năm làm ăn thuận lợi nhất. Anh mua 120kg rắn hổ mang đen và hổ mang trâu giá 450.000 đồng/kg. Sau 10 tháng nuôi, anh xuất chuồng, trừ tất cả các khoản chi phí, anh vẫn còn 80 triệu đồng.
Giờ đây anh đã có 4 trang trại lớn với hơn 5.000 con, chưa kể rắn nuôi để sinh sản. Theo anh Vường, hổ mang trâu và hổ mang đen rất dễ nuôi vì thích nghi với thời tiết thay đổi. Thức ăn dễ tìm, chủ yếu là cóc, nhái, gà con. Rắn lớn nhanh. Rắn ăn mạnh từ tháng 5 - 6, đây cũng là thời kỳ rắn đẻ trứng nhiều. Mỗi con đẻ trên dưới 30 quả, cho ấp gần 2 tháng trứng nở.
Anh Vường cho biết, mỗi quả trứng giá 50.000 đồng, rắn con mới nở giá 150.000 đồng/con. Rắn khi xuất chuồng, trọng lượng hơn 2,5kg/con, giá trung bình từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg. Với giá này, mỗi năm gia đình anh Vường thu tiền tỷ. Và biệt danh "Vường rắn" được người dân Hưng Hà gắn cho anh.
Những kinh nghiệm tích luỹ sau bao năm nuôi rắn, anh không giữ riêng cho gia đình mình. Nhiều hộ trong thôn như gia đình anh Hà, chị Lan... nhờ anh hướng dẫn nay đã có của ăn của để.
Anh Vường cho biết, thôn Thống Nhất có hơn 500 hộ hiện tới già nửa các nhà nuôi rắn. Nhiều hộ trong thôn phát tài từ nuôi rắn. Rắn Thống Nhất đã có thương hiệu. Nhiều thương lái ở Hà Nội tìm đến chúng tôi để mua hàng".
Có thể bạn quan tâm
Nuôi vịt chạy đồng ở ĐBSCL hầu như diễn ra quanh năm nhưng thường tăng cao vào các thời điểm thu hoạch lúa.
Hiện nay, ở huyện Cư M’Gar, vùng trọng điểm cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều hộ mạnh dạn cưa đốn hàng nghìn ha cà phê vối hết chu kỳ kinh doanh, chọn chồi tái sinh để ghép chẻ nối ngọn bằng các dòng cà phê vô tính chọn lọc mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Gia đình anh Ama Nghé, ở xã Ea Tur là một điển hình với 1 ha cà phê sau khi cưa đốn chọn chồi tái sinh và ghép chẻ nối ngọn đã cho thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng.
Trong khi giá heo và gia cầm đang trên đà tuột dốc thảm hại thì giá bò ở Bình Định vẫn đứng ở mức cao, đầu ra rất thênh thang. Những hộ chăn nuôi bò ở tỉnh này đang tở mở ăn nên làm ra.
Vùng tây nam Nghệ An mấy ngày qua nắng nóng trên 41oC; khu vực Cửa Rào (Tương Dương); Châu Khê, Cam Lâm (Con Cuông) nhiệt độ ngoài trời lên đến trên 42oC.
Ngày 14-5, PGS.TS Dương Nhựt Long - trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (Đại học Cần Thơ) - cho biết vừa thu hoạch hai ao tôm càng xanh vốn là ao nuôi cá tra trước đây tại An Giang với kết quả “một lời một”.