Hàng trăm ha lúa bị lũ nhấn chìm

Ruộng lúa gieo sạ được 7 ngày của anh Chau Siếp ở xã Ô Lâm (Tri Tôn) đã bị lũ núi gây thiệt hại hơn 50%.
Theo thống kê sơ bộ của Phòng NNPTNT huyện Tri Tôn, có hơn 105ha lúa ruộng trên mới gieo sạ bị thiệt hại, trong đó gần 100ha thiệt hại từ 70 – 100%.
Ông Trần Văn Cường - Trưởng phòng NNPTNT huyện Tri Tôn cho biết: Đây là lần đầu tiên nông dân bị thiệt hại nặng nề như vậy.
Chúng tôi đang đề nghị Sở NNPTNT hỗ trợ một phần cho nhà nông, vì trong số 364 hộ bị thiệt hại trong đợt lũ núi này đa số là đồng bào dân tộc Khmer, gia cảnh rất khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

“Bò nuôi rẽ” là tên gọi do các gia đình tham gia mô hình đặt. Với mô hình này, người có bò sẽ cho người nghèo, người không có vốn sản xuất nhận nuôi. Sau khi bò mẹ đẻ bò con, người nhận nuôi được các chủ bò chia một nửa tổng giá trị.

Mấy năm trở lại đây, nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển đổi diện tích vườn cây kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi Năm Roi,... Riêng ấp Phương Bình, xã Phương Phú, nông dân đã chuyển gần 200ha sang trồng quít đường, thu lợi hàng trăm triệu đồng.

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

Gần đây có nông dân đột phá với mô hình trồng ổi xốp Đài Loan cho năng suất và lợi nhuận cao, đó là anh Cao Trung Kiên (người bên trái) - ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu.

Diện tích chè này được áp dụng công nghệ chăm sóc, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GAP, tạo vùng nguyên liệu chè an toàn (khoảng 1.600 - 2.000 tấn chè nguyên liệu/năm, tương đương 400 - 500 tấn chè thành phẩm/năm) đáp ứng nhu cầu khách hàng tại Mỹ và châu Âu.