Nuôi Rắn Thu Tiền Tỷ

Anh Trần Đình Vường là một trong những người đầu tiên ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình nuôi rắn. Giờ đây, mỗi năm rắn đem về cho gia đình anh tiền tỷ.
Câu chuyện của anh bắt đầu từ năm 2000, khi anh nuôi thí điểm 7 khu với 2 loại rắn hổ mang trâu và hổ mang đen. Nhưng do thiếu kinh nghiệm nên số rắn chết rất nhiều. Năm 2008, theo anh đây là năm làm ăn thuận lợi nhất. Anh mua 120kg rắn hổ mang đen và hổ mang trâu giá 450.000 đồng/kg. Sau 10 tháng nuôi, anh xuất chuồng, trừ tất cả các khoản chi phí, anh vẫn còn 80 triệu đồng.
Giờ đây anh đã có 4 trang trại lớn với hơn 5.000 con, chưa kể rắn nuôi để sinh sản. Theo anh Vường, hổ mang trâu và hổ mang đen rất dễ nuôi vì thích nghi với thời tiết thay đổi. Thức ăn dễ tìm, chủ yếu là cóc, nhái, gà con. Rắn lớn nhanh. Rắn ăn mạnh từ tháng 5 - 6, đây cũng là thời kỳ rắn đẻ trứng nhiều. Mỗi con đẻ trên dưới 30 quả, cho ấp gần 2 tháng trứng nở.
Anh Vường cho biết, mỗi quả trứng giá 50.000 đồng, rắn con mới nở giá 150.000 đồng/con. Rắn khi xuất chuồng, trọng lượng hơn 2,5kg/con, giá trung bình từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg. Với giá này, mỗi năm gia đình anh Vường thu tiền tỷ. Và biệt danh "Vường rắn" được người dân Hưng Hà gắn cho anh.
Những kinh nghiệm tích luỹ sau bao năm nuôi rắn, anh không giữ riêng cho gia đình mình. Nhiều hộ trong thôn như gia đình anh Hà, chị Lan... nhờ anh hướng dẫn nay đã có của ăn của để.
Anh Vường cho biết, thôn Thống Nhất có hơn 500 hộ hiện tới già nửa các nhà nuôi rắn. Nhiều hộ trong thôn phát tài từ nuôi rắn. Rắn Thống Nhất đã có thương hiệu. Nhiều thương lái ở Hà Nội tìm đến chúng tôi để mua hàng".
Related news

Thời gian qua, ngư dân các vùng ven biển ở Bình Định trúng đậm tôm hùm giống. Tôm xuất hiện dày, cộng với cách đánh bắt mới đạt hiệu quả cao nên ngư dân có những chuyến biển thắng lớn.

Huyện Ba Tri (Bến Tre) có khoảng 835 ha đất sản xuất muối. Trong đó tập trung ở các xã Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy và An Thủy.

Toàn tỉnh Lạng Sơn có 32.500 ha rừng hồi, sản lượng trung bình 5.000 đến 10.000 tấn hồi khô/năm. Cây hồi cho 2 vụ thu hoạch, vụ chính từ tháng 7 tới tháng 9 và vụ sau là từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau.

Theo nguồn tin của NNVN, trong ngày 10/3 có cuộc làm việc giữa các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị và đơn vị liên quan để giải quyết vấn đề trâu bò ngoại nhập qua biên giới bị dịch bệnh LMLM.

Theo báo cáo từ Sở NN-PTNT Thanh Hóa, tính đến ngày 4/3, tổng sản lượng mía đã thu hoạch trên địa bàn toàn tỉnh đạt gần 1,5 triệu tấn; trong đó, vùng Lam Sơn hơn 771 nghìn tấn; vùng Việt - Đài 504 nghìn tấn và vùng Nông Cống hơn 200 nghìn tấn.