Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng

Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng
Publish date: Tuesday. July 28th, 2015

Nhiều người đã thành công với các kiểu nuôi trên. Bên cạnh đó, còn không ít bà con gặp khó khăn trong quá trình nuôi, có những trường hợp tỷ lệ hao hụt rất lớn, có người nuôi 100 con sau 1 năm chỉ còn vài con.

Hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn ri voi với nhiều kiểu nuôi khác nhau, ở đây tôi xin chia sẻ với bà con vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi tích luỹ được qua những năm nuôi loài rắn này.

Có 2 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt khi nuôi rắn ri voi:

Thứ nhất, bà con chưa nắm được chính xác kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc rắn ri voi con chưa đúng cách, xây hồ không đúng tiêu chuẩn, cách bố trí các vật dụng trong hồ để tạo môi trường cho rắn sinh trưởng chưa phù hợp.

Thứ hai, chọn nguồn rắn giống không đạt chất lượng. Bà con phải hết sức lưu ý, nuôi rắn thương phẩm (rắn thịt) hoàn toàn khác với nuôi rắn để giống. Nếu nuôi rắn thương phẩm có thể nuôi trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nuôi rắn giống thì điều kiện khắt khe hơn nhiều, chẳng hạn như: hồ nuôi phải rộng, đầy đủ ánh sáng và gần giống với điều kiện tự nhiên. Rắn mẹ phải cho ăn đầy đủ (có ý kiến cho rằng rắn mẹ khi mang thai không nên cho ăn nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng sức khoẻ rắn mẹ, theo tôi quan điểm này hoàn toàn sai; có ăn đầy đủ thì rắn con sinh ra mới khoẻ mạnh, thích nghi với điều kiện môi trường (đặc biệt khi thời tiết thay đổi như mưa nhiều) và sinh trưởng tốt.

Xin có vài lời khuyên với bà con nuôi rắn:

Nghiên cứu kỹ thuật trước khi nuôi, bà con có thể nghiên cứu các tài liệu tin cậy (lưu ý không nên hoàn toàn tin tưởng vào các tài liệu, chủ yếu đọc để tích luỹ kinh nghiệm), tốt hơn hết là bà con đến các trại rắn lớn có uy tín để tham khảo kỹ thuật.

Chọn rắn giống có chất lượng, bà con không nên mua rắn giống không rõ nguồn gốc. Trước khi mua cần phải xem trại giống, xem nơi nuôi rắn bố mẹ có đạt tiêu chuẩn không. Rắn bố mẹ nuôi trong môi trường đạt chất lượng thì rắn con mới thật sự tốt.

Rắn con mới sinh ra có khả năng ăn mồi rất sớm, tuy nhiên nên chọn mua rắn sau khi sinh 1 tuần và đã cho ăn mồi ít nhất 1 lần. Nếu các trại giống có hỗ trợ nuôi cho khách hàng 1 tháng thì càng tốt (giá sẽ cao hơn).

Trên đây là vài kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ với bà con để mọi người tham khảo thêm nhằm giúp bà con nuôi rắn đạt kết quả cao. Bà con cần tham khảo kỹ thuật hoặc muốn trực tiếp đến xem trại giống, xin liên hệ số điện thoại: 0919.579.357.


Related news

Ước Vọng Đầu Năm Cho Con Cá Tra Việt Ước Vọng Đầu Năm Cho Con Cá Tra Việt

Ông Lê Xuân Thịnh: Việt Nam hiện cung cấp hơn 90% sản lượng cá tra xuất khẩu trên thế giới, mang lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm 1,8 tỉ đô la Mỹ và tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.

Sunday. February 9th, 2014
Cứu Hộ Thành Công Cá Voi Nặng 2 Tấn Bị Mắc Cạn Cứu Hộ Thành Công Cá Voi Nặng 2 Tấn Bị Mắc Cạn

Khoảng 15h30’, ngày 3-2, tại bãi biển thuộc xã Minh Châu (Vân Đồn - Quảng Ninh), một con cá voi nặng khoảng 2 tấn, dài 5 mét bị mắc cạn.

Sunday. February 9th, 2014
Làng Nuôi Tôm Theo Làng Nuôi Tôm Theo "Mánh"

Về làng biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nghe xôn xao chuyện nuôi tôm trên cát. 3 năm nay nhiều nơi mất mùa, riêng người nuôi tôm ở đây thu nhập đều tiền tỷ nhờ anh Lê Văn Dương hỗ trợ kỹ thuật. Tôi gặp Dương, anh cười bẽn lẽn: “Có chi mô, nhờ nhân hòa, địa lợi thôi”.

Sunday. February 9th, 2014
Giữ Nghề Nuôi Cá Basa Cho Quê Giữ Nghề Nuôi Cá Basa Cho Quê

Đó là lý do chị Nguyễn Thị Kim Loan (Út Loan) ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hoà, huyện Phú Tân, An Giang quyết tâm giữ nghề gia truyền nuôi cá basa.

Sunday. February 9th, 2014
“Vua Cá” Người Mông “Vua Cá” Người Mông

Chuyện làm thay đổi nếp nghĩ của bà con người Mông ở xã Xá Nhè (Tủa Chùa, Điện Biên) của ông Trưởng họ Lò A Sử: khoét núi, đào ao thả cá và cai nghiện thành công cho nhiều người trong dòng họ.

Sunday. February 9th, 2014