Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng
Nhiều người đã thành công với các kiểu nuôi trên. Bên cạnh đó, còn không ít bà con gặp khó khăn trong quá trình nuôi, có những trường hợp tỷ lệ hao hụt rất lớn, có người nuôi 100 con sau 1 năm chỉ còn vài con.
Hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn ri voi với nhiều kiểu nuôi khác nhau, ở đây tôi xin chia sẻ với bà con vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi tích luỹ được qua những năm nuôi loài rắn này.
Có 2 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt khi nuôi rắn ri voi:
Thứ nhất, bà con chưa nắm được chính xác kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc rắn ri voi con chưa đúng cách, xây hồ không đúng tiêu chuẩn, cách bố trí các vật dụng trong hồ để tạo môi trường cho rắn sinh trưởng chưa phù hợp.
Thứ hai, chọn nguồn rắn giống không đạt chất lượng. Bà con phải hết sức lưu ý, nuôi rắn thương phẩm (rắn thịt) hoàn toàn khác với nuôi rắn để giống. Nếu nuôi rắn thương phẩm có thể nuôi trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nuôi rắn giống thì điều kiện khắt khe hơn nhiều, chẳng hạn như: hồ nuôi phải rộng, đầy đủ ánh sáng và gần giống với điều kiện tự nhiên. Rắn mẹ phải cho ăn đầy đủ (có ý kiến cho rằng rắn mẹ khi mang thai không nên cho ăn nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng sức khoẻ rắn mẹ, theo tôi quan điểm này hoàn toàn sai; có ăn đầy đủ thì rắn con sinh ra mới khoẻ mạnh, thích nghi với điều kiện môi trường (đặc biệt khi thời tiết thay đổi như mưa nhiều) và sinh trưởng tốt.
Xin có vài lời khuyên với bà con nuôi rắn:
Nghiên cứu kỹ thuật trước khi nuôi, bà con có thể nghiên cứu các tài liệu tin cậy (lưu ý không nên hoàn toàn tin tưởng vào các tài liệu, chủ yếu đọc để tích luỹ kinh nghiệm), tốt hơn hết là bà con đến các trại rắn lớn có uy tín để tham khảo kỹ thuật.
Chọn rắn giống có chất lượng, bà con không nên mua rắn giống không rõ nguồn gốc. Trước khi mua cần phải xem trại giống, xem nơi nuôi rắn bố mẹ có đạt tiêu chuẩn không. Rắn bố mẹ nuôi trong môi trường đạt chất lượng thì rắn con mới thật sự tốt.
Rắn con mới sinh ra có khả năng ăn mồi rất sớm, tuy nhiên nên chọn mua rắn sau khi sinh 1 tuần và đã cho ăn mồi ít nhất 1 lần. Nếu các trại giống có hỗ trợ nuôi cho khách hàng 1 tháng thì càng tốt (giá sẽ cao hơn).
Trên đây là vài kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ với bà con để mọi người tham khảo thêm nhằm giúp bà con nuôi rắn đạt kết quả cao. Bà con cần tham khảo kỹ thuật hoặc muốn trực tiếp đến xem trại giống, xin liên hệ số điện thoại: 0919.579.357.
Có thể bạn quan tâm

Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.

Nhằm đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, giảm nghèo và vươn lên khá giả, cùng với các loại hình nuôi đa cây, con khác, việc nuôi rắn ri tượng tại hộ gia đình hiện tại được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả khá.

Ông Trần Văn Bé Năm, ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nông dân trong ấp nhiều năm qua vẫn bỏ phí rơm sau thu hoạch. Nhiều hộ có trồng nấm rơm nhưng chỉ thu hoạch đủ phục vụ bữa ăn gia đình hoặc bán chút ít".

Thời điểm này nhiều người trồng cà chua Pháp lai TOMATO F1 MONGAL (T-11) ở thôn Tê Chử, xã Đồng Thái (huyện An Dương, Hải Phòng) đứng ngồi không yên do trước đó, nhiều ruộng cà đang trồng xanh tươi bỗng héo rũ, xoăn ngọn, vàng lá, chết hàng loạt. Bà con cộng thêm lo lắng khi chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã hỗ trợ 500 cây hồi giống, được tuyển chọn từ những cây trội, có nguồn gốc từ Lạng Sơn để trồng khảo nghiệm tại thị trấn Mường Khương và xã Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương).