Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Rắn Mối, Mô Hình Mới Ở Bình Thuận

Nuôi Rắn Mối, Mô Hình Mới Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 07/12/2013

Mô hình nuôi rắn mối tại xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Bình Thuận được Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) tỉnh triển khai cách đây chưa lâu. Kết quả cho thấy, con nuôi này có thể đem lại nguồn thu nhập ổn định cho lao động nông nhàn, bởi vốn đầu tư không lớn và cũng không tốn nhiều công sức…

Đầu năm 2013, sau khi hoàn tất công đoạn xây dựng chuồng nuôi, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Bình Thuận tiến hành thả con giống. Lúc đó, hộ được chọn tham gia mô hình là bà Lê Thị Thanh Vân - ngụ xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh cũng rất phấn khởi khi nhận chăm sóc và bảo quản mô hình nuôi rắn mối lần đầu thực hiện tại địa phương.

Từ 500 con rắn mối giống ban đầu (trong đó có 300 con cái và 200 con đực), mô hình được quan tâm triển khai khá chu đáo từ khâu kỹ thuật chăm sóc đến nuôi dưỡng. Dù là đối tượng nuôi khá mới mẻ và kỳ vọng đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, song thực tế vốn đầu tư cho mô hình không cao và cũng không tốn nhiều công sức. Được biết mô hình tại hộ bà Lê Thị Thanh Vân thiết kế xây dựng chuồng trại trên diện tích 40 m2, phần mái chỉ lợp tôn một nửa để đủ che mưa. Vì với đối tượng này, ánh nắng là rất cần thiết nên khi được tắm nắng thường xuyên thì rắn mối càng mau lớn và ít bị dịch bệnh…

Trong khi đó, khâu chăm sóc đối tượng con nuôi nói trên cũng khá đơn giản: Chỉ việc cho ăn 3 lần trong ngày, định kỳ 2 - 3 ngày vệ sinh chuồng trại 1 lần và hàng tháng tiến hành sát trùng 1 lần. Thông thường rắn mối rất thích ăn mối, nhưng người nuôi cũng có thể cho ăn các loại côn trùng như ếch nhái nhỏ, cào cào, dế, dán, sâu gạo… Do vậy, mô hình đã lắp đặt thêm một bóng đèn chiếu sáng vào ban đêm nhằm mục đích sưởi ấm, đồng thời dẫn dụ côn trùng làm nguồn thức ăn bổ sung cho rắn mối.

Cán bộ kỹ thuật theo dõi mô hình cho biết, trong điều kiện nuôi nhốt thì rắn mối sau khi trưởng thành vẫn bắt đầu sinh sản lúc 6 - 7 tháng tuổi. Mỗi năm rắn mối mẹ sinh sản hai lần, mỗi lần có khoảng 8 - 15 rắn mối con trong một cái bọc và tự cắn bọc chui ra nên người nuôi cần tách riêng vào chuồng sinh sản có nhiều rơm rạ, lá chuối khô… Ngoài thức ăn tự nhiên là những con trùng nhỏ, rắn mối con còn được bổ sung dinh dưỡng bằng cách cho uống thêm sữa tươi, hột gà nhằm đảm bảo chế độ chăm sóc hợp lý.

Theo nhận xét của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Bình Thuận, đến nay đàn rắn mối nuôi tại hộ bà Lê Thị Thanh Vân (Đức Linh) vẫn phát triển và sinh sản tốt. Trong quá trình nuôi, hộ tham gia mô hình đã xuất bán tổng cộng 40 kg rắn mối thương phẩm, 1.000 con rắn mối giống với doanh thu 22.000.000 đồng. Hiện ở địa phương, giá bán rắn mối thương phẩm sau 4 - 6 tháng nuôi cũng khá hấp dẫn khoảng 300.000 đồng/kg, còn giá bán rắn mối con làm giống là 10.000 đồng/con. Như vậy đây là đối tượng con nuôi rất có triển vọng, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho lao động nông nhàn tại các vùng quê trên địa bàn tỉnh.

Vừa qua, mô hình nuôi rắn mối này đã được Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN phối hợp Hội Nông dân các cấp ở Đức Linh tổ chức hội thảo đầu bờ. Qua đó cũng có một số hộ dân tìm hiểu, mong muốn nhân rộng vì mô hình không đòi hỏi diện tích đất lớn, chi phí xây dựng chuồng trại chưa đến 15 triệu đồng nhưng có thể sử dụng khoảng 20 năm. Điều quan trọng, đơn vị chức năng và địa phương ngoài định hướng và hỗ trợ kỹ thuật cho hộ dân tham gia nuôi đạt hiệu quả kinh tế thì cũng nên tính đến đầu ra một cách bền vững…


Có thể bạn quan tâm

Tây Ninh Lúng Túng Trong Phòng Trị Sâu Đục Thân Hại Mía Tây Ninh Lúng Túng Trong Phòng Trị Sâu Đục Thân Hại Mía

Còn gần 2 tháng nữa vụ thu hoạch mía 2014 – 2015 bắt đầu, trong khi ngành mía đường cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đang gặp khó khăn do giá đường xuống thấp, sản phẩm đường sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho tăng cao… Thì hiện nay, người trồng mía Tây Ninh phải lao đao vì sâu bệnh tấn công.

27/11/2014
Vụ Lúa Hè Thu Ở Khu Vực Phía Đông Đã Khó Càng Thêm Khó Vụ Lúa Hè Thu Ở Khu Vực Phía Đông Đã Khó Càng Thêm Khó

Nắng nóng kéo dài, ít mưa, cộng với nguồn nước kinh không tốt đã gây khó khăn cho việc xuống giống cũng như sự phát triển của cây lúa vào đầu vụ hè thu ở vùng Ngọt hóa Gò Công. Một số diện tích lúa bị thiệt hại trắng; hàng trăm ha lúa trong vùng phải xuống giống trễ hơn so với lịch thời vụ.

23/06/2014
445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng 445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinhh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 1.134 cây bần chua trên diện tích 4,2 công tại bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải với kinh phí 445 triệu đồng. Đề tài thử nghiệm trồng bần chua tại xã Hiệp Thạnh đã được sự đồng thuận và hưởng ứng của bà con ven biển, bởi loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên những bãi bùn, đất mềm.

27/11/2014
Huyện Cẩm Thủy Cải Tạo 641 Ha Vườn Tạp Huyện Cẩm Thủy Cải Tạo 641 Ha Vườn Tạp

Huyện Cẩm Thủy có 1.381,91 ha vườn. Trước đây việc sử dụng đất vườn của các hộ dân chưa phù hợp, còn trồng nhiều loại cây tạp, hiệu quả kinh tế thấp.

23/06/2014
Hơn 28 Ha Rừng Phòng Hộ Chết Khô Chưa Rõ Nguyên Nhân Hơn 28 Ha Rừng Phòng Hộ Chết Khô Chưa Rõ Nguyên Nhân

Trà Vinh hiện có hơn 340 hecta rừng Phi lao phòng hộ ven biển, nằm trên địa bàn các xã: Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Dân Thành, Đông Hải của huyện Duyên Hải và Mỹ Long Nam của huyện Cầu Ngang. Hiên nay hơn 28 hecta rừng phi lao tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang bị chết khô mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và cách phòng trị.

27/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.