Tân Hiệp đủ điều kiện trở thành huyện NTM

Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Văn Mạnh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hiệp, cho biết, qua 5 năm, toàn huyện đã huy động được hơn 944 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 695 tỷ đồng.
Qua đó, đã mở rộng, nâng cấp và bê tông hóa được 170 km đường GTNT; xây dựng nâng cấp 12.218 mương thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa 120 cống, đập bơm… phục vụ phát triển SX, lưu thông hàng hóa.
Mô hình canh tác lúa giảm phát khí thải nhà kính kết hợp với cánh đồng lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao tại Tân Hiệp.
Nhiều mô hình phát triển SX mang lại hiệu quả cao, với trên 70% hộ nông dân trong huyện tham gia đổi mới phương thức SX, mở rộng diện tích cánh đồng lớn hằng năm trên 3.000 ha lồng ghép với dự án “canh tác lúa giảm phát khí thải nhà kính”, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để giảm giá thành, nhiều mô hình đa canh tổng hợp cho thu nhập từ 150-180 triệu đồng/ha, mô hình kinh tế trang trại thu nhập 700-800 triệu đồng/ha.
Đến nay, toàn huyện có 5/10 xã đã được công nhận đạt chuẩn xã NTM và 3 xã được Hội đồng thẩm định NTM của tỉnh thống nhất và đề nghị UBND tỉnh công nhận.
Phấn đấu đến cuối năm nay, toàn huyện có 8/10 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã còn lại là Thạnh Trị và Tân Thành đều đạt 14/19 tiêu chí, đủ điều kiện đề nghị Chính phủ công nhận Tân Hiệp đạt chuẩn huyện NTM.
Giai đoạn 2016-2020, Tân Hiệp dự kiến huy động nguồn lực 360 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 175 tỷ đồng để xây dựng NTM.
Song song với việc nâng chất lượng các xã đã đạt 19/19 tiêu chí, lần lượt xây dựng 2 xã Thạnh Trị và Tân Thành đạt chuẩn NTM vào năm 2017 và 2018.
Riêng thị trấn Tân Hiệp phấn đấu đến năm 2020 xây dựng hoàn thành đô thị loại 4, vùng ngoại ô đạt chuẩn NTM.
Đến năm 2020, chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn được nâng cao, với thu nhập bình quân đạt 56 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 2%, trên 70% người dân tham gia BHYT...
TS Đỗ Minh Nhựt, PGĐ Sở NN-PTNT, Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh Kiên Giang, đánh giá cao những kết quả xây dựng NTM mà huyện Tân Hiệp đã đạt được, thể hiện qua sự thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn như: đường giao thông được cứng hóa, mở rộng, trường học đạt chuẩn, nhiều mô hình SX mang lại hiệu quả cao, đời sống người dân được nâng lên.
Ông Nhựt đề nghị lãnh đạo huyện, các xã cần tập trung nâng cao chất lượng, củng cố các tiêu chí để NTM của Tân Hiệp ngày càng được nâng cao, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Từ một xã có xuất phát điểm thấp trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap, đến nay, xã Yên Viên (huyện Gia Lâm - Hà Nội) vươn lên xếp thứ 2 trong thực hiện chương trình này của huyện với 18/19 tiêu chí đã hoàn thành.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất, nhiều năm qua, nông dân huyện Chợ Gạo đã biết phát huy lợi thế, tăng cường trồng xen canh các loại cây trồng. Bà con chú trọng hiệu quả kinh tế từ cây ớt, cây hẹ, một số loại rau ngắn ngày.

Về Điền Công những ngày này, ai cũng dễ dàng cảm nhận được không khí rộn ràng, phấn khởi bao trùm khắp mọi đường thôn, ngõ xóm. Dọc con đường “Nông thôn mới” kéo dài gần 6km, từ Quốc lộ 18A vào đến trung tâm xã, ô tô - xe máy chất đầy những quả dưa căng mọng nườm nượp vào ra, tạo nên một bức tranh ngày mùa vui, rộn ràng...

Sân nghêu khoảng 300ha ở khu vực cồn Chày Mười (thuộc ấp Thới Hòa 1 và Thới Hòa 2, xã Thới Thuận, Bình Đại, Bến Tre) từ đầu tháng 5 đến nay luôn trong tình trạng hết sức căng thẳng, bởi những người trộm nghêu tấn công!

Tại nhiều cơ sở và điểm kinh doanh cây giống ở TP Cần Thơ, giống cam sành, quýt đường và chôm chôm (loại 2-3 cơi lá) đang có giá 18.000-20.000 đồng/cây; bưởi da xanh, vú sữa lò rèn: 25.000 đồng/cây. Giá giống cây măng cụt (loại 3 cơi lá) và xoài cát Hòa Lộc, xoài Đài Loan khoảng 28.000- 30.000 đồng/cây.